Thêm 1 thành viên cốt cán của BRICS tuyên bố không tham gia Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc
Hữu Hiển | 30/10/2024 07:05
Brazil quyết định không tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh, mà lựa chọn hợp tác thay thế với các nhà đầu tư Trung Quốc.
Nội dung chính
Brazil đă quyết định không tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường;
T́m kiếm những cách thay thế để hợp tác với các nhà đầu tư Trung Quốc;
Thành viên BRICS thứ hai sau Ấn Độ không ủng hộ BRI.
Tờ The Hindu (Ấn Độ) đưa tin, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc đă gặp phải "bước lùi" khi một trong những thành viên sáng lập nhóm BRICS là Brazil quyết định không tham gia sáng kiến trị giá hàng tỷ USD của Bắc Kinh.
Brazil là quốc gia thứ hai trong BRICS không hưởng ứng sáng kiến hạ tầng khổng lồ này, sau Ấn Độ.
- Ảnh 1.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva (trái) và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống về các vấn đề quốc tế Celso Amorim (phải). Ảnh: Metropoles
Brazil "không bị thuyết phục và không ấn tượng"
Cố vấn Đặc biệt của Tổng thống Brazil về các vấn đề quốc tế Celso Amorim hôm 28/10 cho biết, chính quyền Tổng thống Lula da Silva sẽ không tham gia BRI và thay vào đó t́m kiếm những phương án thay thế để hợp tác với các nhà đầu tư Trung Quốc.
Brazil muốn "nâng tầm mối quan hệ với Trung Quốc mà không cần phải kư một thỏa thuận gia nhập", ông Amorim nói với tờ O Globo (Brazil).
“Chúng tôi không tham gia vào một hiệp ước”, ông Amorim cho biết, giải thích rằng Brazil không muốn coi các dự án về cơ sở hạ tầng và thương mại của Trung Quốc là “một chính sách bảo hiểm”.
Theo ông Amorim, Brazil muốn tận dụng một số khuôn khổ trong BRI để t́m ra “sự tương hỗ” giữa các dự án cơ sở hạ tầng của nước này và các quỹ đầu tư liên quan đến sáng kiến này, mà không nhất thiết phải chính thức tham gia BRI.
Người Trung Quốc “gọi đó là Vành đai, Con đường… và họ có thể đặt bất kỳ cái tên nào họ muốn, nhưng điều quan trọng là có những dự án mà Brazil đă xác định là ưu tiên và có thể được chấp nhận hoặc không [bởi Bắc Kinh]”, ông Amorim nói.
Tờ South China Morning Post (SCMP) đưa tin, quyết định kể trên trái ngược với kế hoạch của Trung Quốc nhằm đưa việc Brazil tham gia BRI trở thành nội dung trọng tâm trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận B́nh tới thủ đô Brasilia vào ngày 20/11 tới.
Theo SCMP, các quan chức từ Bộ Kinh tế và Bộ Ngoại giao Brazil gần đây đă lên tiếng phản đối ư tưởng này. Ư kiến chung ở Brazil là việc tham gia dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu của Trung Quốc không chỉ không mang lại bất kỳ lợi ích hữu h́nh nào cho Brazil trong ngắn hạn, mà c̣n có thể gây khó khăn cho mối quan hệ với chính quyền Mỹ trong tương lai nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử.
Vào tuần trước, ông Amorim và Chánh văn pḥng Tổng thống Brazil Rui Costa đă đến Bắc Kinh để thảo luận về sáng kiến Vành đai, Con đường. Theo các nguồn tin, các quan chức này "không bị thuyết phục và không ấn tượng" trước những lời đề nghị từ phía Trung Quốc, SCMP cho hay.
Trung Quốc chỉ trích khuyến cáo của Mỹ với Brazil
Theo The Hindu, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai gần đây đă khuyến cáo Brazil xem xét đề xuất gia nhập Vành đai, Con đường dưới "góc nh́n khách quan" và "quản lư rủi ro".
Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Brasilia gọi những phát biểu của bà Tai là "vô trách nhiệm" và "thiếu tôn trọng".
Ấn phẩm nhà nước Trung Quốc Thời báo Hoàn cầu trong bài xă luận đăng hôm 28/10 đă chỉ trích phát biểu của bà Tai. Tờ này b́nh luận, "Brazil không cần những nước khác ra lệnh cho ai hợp tác hoặc tiến hành loại quan hệ đối tác nào, và hợp tác kinh tế và thương mại b́nh thường giữa Trung Quốc và các nước Mỹ Latin không nên chịu sự giám sát của các nước thứ ba".
"Hiện tại, Mỹ đang cố gắng xây dựng một 'sân nhỏ, hàng rào cao' chống lại Trung Quốc tại Brazil và các nước Mỹ Latin khác", Hoàn cầu viết, khẳng định mối hợp tác Trung Quốc-Brazil phù hợp với lợi ích của hai nước và đáp ứng nhu cầu của Nam bán cầu về xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế công bằng và b́nh đẳng hơn.
"Đây là xu hướng mà Washington không thể ngăn cản”, bài xă luận nêu.
- Ảnh 3.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tiếp đón Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva tại Bắc Kinh, vào ngày 14/4/2023. Ảnh: Reuters
Thành viên BRICS đầu tiên không ủng hộ BRI
Theo The Hindu, Ấn Độ là thành viên BRICS đầu tiên lên tiếng không ủng hộ Vành đai, Con đường - sáng kiến trọng tâm của Chủ tịch Tập Cận B́nh nhằm thúc đẩy ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc thông qua các khoản đầu tư xây dựng hạ tầng.
Ấn Độ đă phản đối Trung Quốc v́ xây dựng Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) trị giá 60 tỷ USD, được tuyên bố là dự án chủ chốt trong BRI, đi qua khu vực Kashmir đang có tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan.
Ấn Độ cũng lên tiếng chỉ trích các dự án BRI, tuyên bố rằng chúng phải dựa trên các chuẩn mực quốc tế được công nhận rộng răi, quản trị tốt và pháp quyền, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc về tính cởi mở, minh bạch và bền vững về tài chính.
The Hindu dẫn lời các nhà ngoại giao Ấn Độ nói rằng ngoài việc không tham dự 3 hội nghị cấp cao thường niên của BRI tại Bắc Kinh trong vài năm qua, Ấn Độ vẫn tiếp tục lên tiếng phản đối BRI tại cả diễn đàn BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
|