BRICS đang trở thành động lực chính của nền kinh tế thế giới.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đă được tổ chức tại Kazan, Liên bang Nga từ 22 - 24/10/2024 với khẩu hiệu “Tăng cường chủ nghĩa đa phương v́ sự phát triển và an ninh toàn cầu”.
Tham dự hội nghị có 35 phái đoàn, trong đó có 24 đoàn cấp nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và người đứng đầu 6 tổ chức quốc tế, với sự góp mặt của Tổng thư kư Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres. Đây là hội nghị thượng đỉnh lần thứ 16 và là tập hợp lớn nhất, cấp cao nhất của các nhà lănh đạo thế giới tại Nga trong nhiều thập kỷ qua.
Đáng lưu ư, ngoài lănh đạo các nước thành viên BRICS, lănh đạo cấp cao của hàng chục nước Á, Phi, Mỹ Latin quan tâm gia nhập tổ chức này, đặc biệt Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, một thành viên của Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng tham dự.
Tuyên bố 43 trang của BRICS 2024
Ngày 23/10/2024, những người tham gia hội nghị thượng đỉnh BRICS 16 tại Kazan đă thông qua Tuyên bố cuối cùng 43 trang gồm 134 điểm. Tuyên bố này sẽ được đệ tŕnh và lưu hành tại Liên Hợp Quốc (LHQ).
Một trong những kết quả nổi bật của hội nghị thượng đỉnh là tái khẳng định cam kết xây dựng một thế giới đa cực, dựa trên nguyên tắc hợp tác b́nh đẳng, cùng có lợi giữa các quốc gia, không chấp nhận các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp và các biện pháp bất hợp pháp khác ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, cũng như cam kết giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hoà b́nh, ḥa giải, đối thoại và tham vấn toàn diện.
Đề cập đến các vấn đề cụ thể hiện nay, Tuyên bố Kazan bày tỏ lo ngại về t́nh trạng leo thang xung đột ở Trung Đông, kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza và thả tất cả các con tin cùng những người đang bị giam giữ bất hợp pháp.
Tuyên bố cũng lên án các cuộc tấn công của Israel nhằm vào các cơ quan viện trợ nhân đạo, các nhân viên LHQ đang làm việc trong các khu vực xung đột ở Dải Gaza và lănh thổ Palestine bị chiếm đóng. Lănh đạo các nước BRICS tái khẳng định ủng hộ Nhà nước Palestine gia nhập LHQ với tư cách thành viên chính thức, cam kết đối với giải pháp hai nhà nước, thành lập một Nhà nước Palestine độc lập, có chủ quyền bên trong đường biên giới tháng 6/1967, với Đông Jerusalem là thủ đô, bên cạnh Nhà nước Israel. Ngày 10/5/2024, tất cả các thành viên BRICS đă bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết về vấn đề này của Đại hội đồng LHQ.
Ngày 23/10/2024, những người tham gia hội nghị thượng đỉnh BRICS 16 tại Kazan đă thông qua Tuyên bố cuối cùng 43 trang gồm 134 điểm. Ảnh: Reuters
Hội nghị kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, trong đó có nghị quyết 2712 (2023), 2720 (2023), 2728 (2024) và 2735 (2024) về vấn đề trên.
Ngoài ra, các nước BRICS nhấn mạnh sự cần thiết phải khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.
Các nhà lănh đạo BRICS cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân và tạo ra khu vực phi hạt nhân ở Trung Đông, bày tỏ lo ngại về sự leo thang căng thẳng và lên án cuộc tấn công của Israel vào Đại sứ quán Iran ở Damascus và vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon làm nhiều người thiệt mạng.
Tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết phải cải tổ LHQ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương, tầm quan trọng của việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), chống biến đổi khí hậu. Các nhà lănh đạo của nhóm cũng kêu gọi một giải pháp ḥa b́nh ở Afghanistan và đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đỏ và eo biển Bab Al-Mandeb, vốn bị cản trở bởi các cuộc tấn công gia tăng của Houthi, đồng thời bày tỏ lo ngại về sự leo thang ở Sudan và t́nh trạng bất ổn ở Haiti.
Tuyên bố kêu gọi LHQ thông qua một công ước toàn diện về chống khủng bố và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này, chống lại việc chính trị hóa sự tương tác trong cuộc chiến chống khủng bố.
Về cuộc xung đột Ukraine, Tuyên bố nêu rơ, tất cả các quốc gia phải hành động “phù hợp với các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ. Tuyên bố hoan nghênh các đề xuất về ḥa giải và hợp tác nhằm đảm bảo giải quyết xung đột thông qua đàm phán và đối thoại ḥa b́nh.
Các nước BRICS nhất trí về sự cần thiết phải tạo ra một cơ sở hạ tầng lưu kư và thanh toán xuyên biên giới độc lập, gọi là BRICS Clear và ủng hộ đề xuất sử dụng các loại tiền tệ thay thế đồng đô la Mỹ trong thanh toán và dự trữ ngoại hối.
BRICS sẽ tích cực thúc đẩy mở rộng thương mại các sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ chúng khỏi những hạn chế vô lư. Các nước ủng hộ đề xuất của Nga về việc thành lập Sàn giao dịch ngũ cốc, trong tương lai có thể bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp khác.
Đặc biệt, bên lề hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă tổ chức các cuộc đàm phán song phương đầu tiên kể từ năm 2019. Tại Kazan, hai nhà lănh đạo đă thoả thuận những bước tiến lớn hướng tới b́nh thường hóa quan hệ sau 4 năm xung đột, tranh chấp ở biên giới. Riêng sáng kiến ḥa b́nh này có thể được coi là một trong những kết quả lớn của hội nghị thượng đỉnh.
Cũng trong thời gian diễn ra Hội nghị, những đối thủ trước đây không thể ḥa giải, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đă gặp nhau để thảo luận việc thúc đẩy các cuộc đàm phán để đi tới việc kư kết một hiệp ước ḥa b́nh, phân định biên giới cũng như các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm.
BRICS đang trở thành động lực chính của nền kinh tế thế giới
BRICS có ảnh hưởng to lớn trên thế giới. Tổ chức này đă vượt qua nhóm G7, với khoảng 3,5 tỷ người, chiếm gần 46% dân số thế giới so với 8,8% của G7, chiếm 35,6% GDP toàn cầu so với 30% của G7 và khoảng 25% thương mại thế giới. Trong tương lai, các nền kinh tế BRICS có thể trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, Iran, UAE và Ả Rập Saudi là những nước sản xuất dầu mỏ lớn nằm trong nhóm này cùng với Brazil và Nga, BRICS hiện chiếm gần một nửa sản lượng và xuất khẩu dầu toàn cầu.
Trong những năm gần đây, hơn 40% mức tăng trưởng GDP toàn cầu và tất cả các động lực kinh tế của thế giới đều nằm trong tay các nước BRICS. Trong khi đó, vai tṛ của các nước G7 trong nền kinh tế thế giới bắt đầu suy giảm. Khoảng cách giữa BRICS và G7 ngày càng mở rộng.
Có thể nói, BRICS đă trở thành một tổ chức mang tính chất toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung b́nh của BRICS trong những năm tới được dự đoán là 4%, cao hơn nhiều so với các nước G7, vốn chỉ ở mức khoảng 1,7%. Với sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng kinh tế như vậy, trong tương lai gần, BRICS sẽ tạo ra mức tăng chính cho GDP toàn cầu. Do đó, BRICS không chỉ là một thế giới đa cực mà c̣n là tương lai của kinh tế thế giới.
BRICS đă thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) của ḿnh năm 2015, trụ sở chính đặt tại Thượng Hải, Trung Quốc. Đây không chỉ là ngân hàng đa phương đầu tiên trên thế giới được thành lập do các nước đang phát triển điều hành, mà c̣n là ngân hàng duy nhất mà những người sáng lập vẫn là cổ đông b́nh đẳng với quyền biểu quyết ngang nhau, kể cả các nước mới tham gia. Trong khi đó, Mỹ là cổ đông chi phối và có quyền phủ quyết tại Ngân hàng Thế giới (WB).
BRICS đang được mở rộng và nhiều nước quan tâm
Nhóm các nền kinh tế mới nổi được thành lập năm 2006 với 4 nước gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 2011, Nam Phi gia nhập tổ chức này và đầu năm 2024, Ai Cập, Iran, UAE, Ả Rập Saudi và Ethiopia đă tham gia, đưa số thành viên BRICS tăng từ 5 lên 10 quốc gia.
Mới đây, nhiều nước đă nộp đơn xin gia nhập BRICS, đặc biệt trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, các đồng minh thân cận của Mỹ là Thái Lan, Mexico và nước Hồi giáo lớn nhất thế giới Indonesia.
Các ứng viên tiềm năng gia nhập BRICS gồm Afghanistan, Angola, Comoros, Cộng ḥa Dân chủ Congo, Gabon, Guinea-Bissau, Libya, Myanmar, Nicaragua, Nam Sudan, Sudan, Syria, Tunisia, Somalia, Uganda và Zimbabwe.
Đến nay, đă có hơn 30 nước trên thế giới tỏ mong muốn gia nhập hoặc hợp tác với BRICS dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác, nhưng các thành viên hiện tại của tổ chức này đang xem xét và quyết định tạm hoăn việc mở rộng hơn nữa. Thay vào đó, một số ứng viên được đề nghị tham gia với BRICS đă đưa ra quy chế "Đối tác" và đến nay 13 ứng viên đă được cấp quy chế này.
Thế giới đa cực
Một tháng sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2/2022, Canada, Mỹ và phương Tây đă áp đặt một loạt lệnh trừng phạt đối với Nga. Đến nay, đă có hơn 20 ngh́n lệnh trừng phạt và nhiều biện pháp cô lập Nga về ngoại giao. Đây là các biện pháp trừng phạt toàn diện và khốc liệt nhất nhằm vào nước Nga.
Có thể nói, các biện pháp trừng phạt và cô lập Nga đă không phát huy được hiệu quả nếu không muốn nói là thất bại.
Hầu hết các phương tiện truyền thông hàng đầu trên thế giới đều cho rằng việc tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan và sự tham gia đông đảo của các nhà lănh đạo cấp cao trên thế giới, trong đó có Tổng thư kư LHQ Antonio Guterres và Tổng thống Erdogan của một nước thành viên NATO đă mang lại cho Moscow một thắng lợi ngoại giao.
BRICS đang thu hút sự tham gia của nhiều nước là một “đại đa số” toàn cầu mới nổi, sẵn sàng cạnh tranh với Mỹ và châu Âu trên các mặt trận kinh tế và chính trị.
Các hăng truyền thông lớn trên thế giới, bao gồm các tờ báo phương Tây như Washington Post, Politico, Foreign Policy, Newsweek của Mỹ, Le Monde của Pháp, Frankfurter Allgemeine Zeitung, Fokus của Đức, Kurier của Áo, hăng tin Reuter... đều đánh giá tích cực kết quả hội nghị thượng đỉnh Kazan và cho rằng Nga không bị cô lập, Nga không thiếu đồng minh mà c̣n đang tạo ra một thế giới đa cực thực sự, thách thức tầm ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây.
Nhà sử học Pháp Emmanuel Todd cho biết trong cuộc phỏng vấn với Berliner Zeitung (Đức) rằng “phương Tây muốn cô lập Nga, nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều không muốn tham gia cùng với họ trong vấn đề này".
Benjamin Haddad, Vụ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Bộ Ngoại giao Pháp, nói: “Hội nghị thượng đỉnh BRICS cho thấy phương Tây không c̣n độc quyền trên thế giới nữa".
Các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây gây nhiều khó khăn cho Nga, nhưng kinh tế Nga vẫn đứng vững, phần nào nhờ nội lực và đoàn kết các nước BRICS.
Để đối phó với việc phương Tây loại Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế SWIFT, Nga và các nước BRICS đă chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia, giảm phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ và hệ thống thanh toán SWIFT. Hiện nay, khối lượng giao dịch bằng đồng tiền của các nước thành viên đă vượt quá khối lượng giao dịch bằng đồng đô la Mỹ. Nga đang đặt ra mục tiêu chiến lược mới tạo ra đồng tiền riêng của BRICS giống như đồng Euro và phi đô la hoá cho toàn khối.
Ngân hàng NDB đă được thành lập do cựu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff làm chủ tịch, đến nay tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng nay đă lên tới gần 30% và NDB đang xem xét 100 dự án đầu tư của BRICS trị giá 100 tỷ USD.
Trật tự đơn cực h́nh thành sau Chiến tranh Lạnh do Mỹ và phương Tây dẫn đầu, thế giới trở nên bất ổn với nhiều cuộc xung đột, chiến tranh đẫm máu. BRICS đang phát huy ảnh hưởng và góp phần vào sự chuyển đổi trong quan hệ quốc tế.
Tờ Washington Post viết: “Hội nghị thượng đỉnh BRICS rơ ràng nhằm mục đích thúc đẩy một trật tự thế giới thay thế". Thế giới đang trong quá tŕnh chuyển đổi từ trật tự đơn cực sang đa cực. Nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng đây là một quá tŕnh phức tạp, nhưng trật tự đơn cực chắc chắn sẽ phải nhường chỗ cho một thế giới đa cực.
VietBF@ Sưu tập