Trái ớt chứa nhiều vitamin và khoáng chất: vitamin E, A, K, B1, B2, beta-carotein, canxi, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng... Đặc biệt lượng vitamin C trong ớt rất cao, là nguồn bổ sung hữu hiệu cho những người hệ miễn dịch kém, thiếu vitamin C.
Hàm lượng các hoạt chất tự nhiên chứa trong ớt có khả năng tác động tích cực đến glucose và các hoá chất khác của năo bộ, giúp giấc ngủ tới nhanh và sâu hơn.
Vị cay đặc trưng của ớt kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt, giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn. Ngoài ra, ớt có khả năng kích thích tim đập nhanh, máu tuần hoàn nhanh, có lợi cho tim.
Tuy nhiên, với những người mang bệnh dưới đây, việc ăn ớt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe, v́ thế cần phải hạn chế hoặc không nên ăn ớt.
Những người không nên ăn ớt
Người có bệnh viêm loét dạ dày măn tính, người bị bệnh viêm thực quản: Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.
Người mắc bệnh tim, năo, cao huyết áp, viêm khí quản măn tính, bệnh phổi: Trong ớt chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá tŕnh tuần hoàn tăng cao, tim đập nhanh, nếu xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là tử vong.
Người bị bệnh về mật: Do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.
Những người bị bệnh trĩ: Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí c̣n h́nh thành mủ trong hậu môn.
Những bệnh nhân đau mắt đỏ: Nếu bệnh nhân đau mắt đỏ ăn ớt th́ ớt sẽ làm bệnh thêm nặng.
Những người mắc bệnh thận: Chất kích thích trong ớt sẽ làm giảm chức năng thận, thậm chí gây suy thận.
Người mắc bệnh về da: Ăn ớt trong khi viêm da, mắc các bệnh về da th́ sẽ nặng hơn và khó khỏi.
Những người thể trạng kém: Nếu ăn cay không những khiến các triệu chứng trên nặng hơn mà c̣n dẫn đến xuất huyết, dị ứng, nếu nghiêm trọng c̣n gây viêm nhiễm.
Phụ nữ đang mang thai: Nếu phụ nữ ăn ớt trong gia đoạn này, nó sẽ gây viêm loét miệng, lưỡi, táo bón và ảnh hưởng đến cả con.
Phụ nữ đang cho con bú: Ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ, hay quấy khóc.
Những người đang điều trị bằng thuốc đông y: Những người này nên kiêng ăn ớt, bởi nếu dùng ớt sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
Người bị cường giáp: Những người bị bệnh cường giáp có nhịp tim vốn đă nhanh hơn người b́nh thường. Do đó, nếu ăn cay có thể làm tăng nhịp đập của tim, khiến t́nh trạng bệnh nặng hơn.
Người bị viêm loét miệng: Những người bị nhiệt miệng, viêm loét miệng rất nhạy cảm với gia vị cay. Nếu không kiêng trong thời gian điều trị sẽ khiến vết loét nặng thêm và lâu khỏi, thậm chí c̣n gây đau đớn, bất tiện cho người bệnh.
Những tác dụng phụ nguy hiểm khi ăn nhiều ớt cay
Nếu tiêu thụ quá nhiều ớt trong bữa ăn hàng ngày sẽ dẫn đến hủy hoại sức khỏe bởi chất tạo vị cay trong trái ớt có tác dụng kích thích rất mạnh lên cổ họng và niêm mạc đường ruột. Do đó khi bạn đưa vào cơ thể một lượng ớt vượt ngưỡng an toàn có thể gây tăng huyết áp, tổn thương dây thần kinh.
Gây nhiệt miệng, lở miệng, nóng trong người
Ăn ớt nhiều và ớt quá cay có thể gây bỏng ở miệng, lở miệng, có thể nổi mụn nhọt, nóng rát vùng dạ dày, đi tiêu có cảm giác nóng rát ở hậu môn..., nên cũng có thể gọi là gây "nóng trong người". V́ vậy, nếu ăn ớt th́ nên vừa đủ, không nên dùng quá nhiều.
Tổn thương nghiêm trọng đến dạ dày
Ăn nhiều ớt cay cũng ảnh hưởng đến dạ dày, có thể gây viêm dạ dày, nôn ói, ợ chua, đau nóng rát dạ dày hoặc gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản gây bỏng nóng rát sau xương ức. Ớt cay cũng có thể kích thích khởi phát cơn đau viêm loét dạ dày - tá tràng ở những người có bệnh trước đó..
"Ăn một lượng ớt vừa đủ sẽ có tác dụng chống ung thư và một số bệnh khác, nhưng nếu tiêu thụ nhiều có thể dẫn đến ung thư và làm cho t́nh trạng bệnh đă mắc trở nên nặng hơn và làm nghiêm trọng thêm một số bệnh đă mắc phải như dạ dày, viêm da, viêm gan...", trang The Heath dẫn lời từ các nhà nghiên cứu khoa học Mỹ.
Làm vết thương nghiêm trọng hơn sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, vết thương rất cần có thời gian để lành lặn, cần hết sức tránh những thực phẩm cay, nóng. Ớt lại có tính nóng, ăn nhiều dễ gây lở loét, nóng rát. V́ vậy, bạn nên tiêu thụ một lượng ớt vừa phải sau phẫu thuật để tránh những triệu chứng không đáng có.
|
|