Nhiều người Nga lo ngại về khả năng Ukraine được dùng vũ khí tầm xa phương Tây để tấn công sâu vào lănh thổ, số khác vẫn tự tin về tiềm lực quân sự của đất nước.
Lần cuối cùng chiến sự xảy ra ở Oryol là năm 1941. Thành phố này bị Đức Quốc xă chiếm đóng, trước khi trở thành một trong những đô thị lớn đầu tiên được Hồng quân Liên Xô giải phóng. Hơn 80 năm trôi qua, bóng ma xung đột một lần nữa lại đe dọa thành phố.
Quân đội Ukraine tháng trước mở chiến dịch tấn công xuyên biên giới vào tỉnh Kursk ở miền tây Nga, cách Oryol hơn 100 km về phía nam. Nếu phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công lănh thổ Nga, Oryol sẽ nằm trong tầm bắn.
"Tất nhiên là tôi lo lắng rồi, nhưng tôi vẫn hy vọng họ không thể chạm tới chúng tôi. Tôi thực sự mong như vậy", Olga, cư dân địa phương, nói tại quảng trường ở trung tâm thành phố.
"Phương Tây mà cho phép th́ tên lửa sẽ bắn vào nơi chúng ta đang đứng. Rồi chúng tôi sẽ đi đâu? Nghĩa trang", Mikhail, một cư dân khác, cho hay.
Washington hiện chỉ cho phép Kiev tấn công các mục tiêu Nga ở những khu vực do Moskva kiểm soát trên lănh thổ Ukraine, cùng một số khu vực gần biên giới liên quan trực tiếp đến hoạt động chiến đấu.
Ukraine muốn sử dụng vũ khí do phương Tây viện trợ một cách linh hoạt hơn, nhằm tấn công các sân bay và mục tiêu quân sự của Nga nằm cách xa tiền tuyến. Washington tới nay chưa bật đèn xanh cho Kiev dùng vũ khí Mỹ làm việc này, do lo ngại leo thang căng thẳng với Moskva.
Tuy nhiên, ư tưởng của Ukraine đă nhận được ủng hộ từ một số nước như Phần Lan, Thụy Điển, Canada.
Nếu phương Tây bật đèn xanh, sân bay và căn cứ quân sự của Nga sẽ là những mục tiêu hàng đầu, nhưng đi kèm với đó là nguy cơ nhầm mục tiêu hay tính toán sai lầm dẫn tới thương vong dân thường.
Bất chấp mối đe dọa, cuộc sống ở Oryol vẫn không có quá nhiều thay đổi. Những dấu hiệu của xung đột, như áp phích tuyển quân hay tranh tường với chủ đề quân sự, đă trở thành một phần cuộc sống. Thứ mới nhất được thêm gần đây là những khu vực được biến thành hầm trú bom, xuất hiện ngay sau cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào Kursk.
"Chắc chắn tên lửa có thể bắn tới đây, không nghi ngờ ǵ về điều đó, nhưng chỉ khi quân đội của chúng tôi cho phép", Leonid, cư dân Oryol, tự tin nói.
Giới quan sát phương Tây nhận định sự xuất hiện của các hầm trú ẩn là dấu hiệu t́nh h́nh nằm ngoài dự tính của Nga, nhưng đó không phải cách người dân ở Oryol nh́n nhận vấn đề, kể cả với những người phải di dời v́ chiến sự.
Anna Konstantinova và gia đ́nh phải rời bỏ nhà ở thành phố Rylsk gần biên giới khi cuộc tấn công của Ukraine nổ ra. Họ đang lưu trú tại một nhà khách ở Bolkhov, phía bắc Oryol.
Cô được thông báo rằng có thể trở về nhà sau vài ngày, nhưng đă hơn một tháng trôi qua. Dù vậy, Konstantinova vẫn tin vào thông điệp của Điện Kremlin rằng mọi thứ đều trong tầm kiểm soát. "Luôn có sai sót xảy ra trong bất kỳ cuộc xung đột nào, nhưng tôi tin mọi thứ sẽ được giải quyết ổn thỏa", cô nói
Ngay cả bây giờ, khi chiến sự đă kéo dài hai năm rưỡi, thông điệp của giới chức Nga về chiến dịch ở Ukraine vẫn có sức nặng. "Nếu họ không phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, Ukraine sẽ tấn công Nga", Anna cho hay, nhắc lại lư do mà Moskva đưa ra khi quyết định tiến công Ukraine.
Bà Lyudmila, 85 tuổi, cũng là một người di tản đang sống tại nhà khách ở Bolkhov sau khi sơ tán khỏi nhà gần thị trấn Sudzha thuộc tỉnh Kursk.
"Tôi đă rất hoảng sợ. Trong lúc chúng tôi đang lái xe, thiết bị bay không người lái (drone) đă vọt qua đầu chúng tôi. Một drone hoặc mảnh đạn đă bắn vào xe và làm vỡ cửa sổ bên. Không biết làm thế nào mà chúng tôi vẫn sống sót", bà kể.
Dù vậy, Lyudmila vẫn bày tỏ tin tưởng vào tiềm lực quân sự của đất nước, khẳng định lực lượng Nga sẽ khiến toàn bộ binh sĩ Ukraine phải rời khỏi lănh thổ nước này.
Tổng thống Vladimir Putin đă cảnh báo rằng việc Ukraine dùng vũ khí tầm xa được viện trợ để tấn công sâu trong lănh thổ Nga sẽ đẩy phương Tây vào cuộc chiến với Moskva. "Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ đưa ra những quyết định phù hợp, dựa trên các mối đe dọa đang phải đối mặt", ông chủ Điện Kremlin cho biết.
Trả lời phỏng vấn ngày 20/9, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết các nước chưa thay đổi quan điểm. "Cả Mỹ và Anh đều không cấp cho chúng tôi quyền sử dụng những vũ khí này trên lănh thổ Nga, vào bất kỳ mục tiêu nào, ở bất kỳ khoảng cách nào", Zelensky nói. "Họ lo ngại t́nh h́nh leo thang".
|
|