Theo như sau 40 ngày lặng im trên báo chí, cuối cùng bà phó tổng thống Mỹ Harris đă xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn dài 10 phút trên kênh truyền h́nh CNN, vốn luôn ưu ái đảng đảng Dân chủ. Những người ủng hộ bà th́ giải thích rằng việc được đề cử một cách bất ngờ khiến bà cần có nhiều thời gian chuẩn bị và cân nhắc kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn trên CNN đă đạt được mục đích chính là đưa bà tái xuất trước công chúng Mỹ trong tư cách là ứng cử viên Tổng thống thay v́ là Phó tổng thống của ông Joe Biden.
Kể từ khi Phó Tổng thống Kamala Harris đột ngột trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ để đối đầu với cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, người dân Mỹ đă rất háo hức mong chờ cuộc phỏng vấn đầu tiên của bà trên truyền thông. Bởi cuộc phỏng vấn đầu tiên của một ứng cử viên thường hé lộ lập trường chính sách và thể hiện năng lực truyền thông của người đó ở tư cách Tổng thống.
Sau 40 ngày lặng im trên báo chí, cuối cùng bà Harris đă xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn dài 10 phút trên kênh truyền h́nh CNN, vốn luôn ưu ái đảng đảng Dân chủ. Những người ủng hộ bà th́ giải thích rằng việc được đề cử một cách bất ngờ khiến bà cần có nhiều thời gian chuẩn bị và cân nhắc kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn trên CNN. Những người chỉ trích th́ phàn nàn rằng bà thiếu sự chuẩn bị, không đủ năng lực và không phù hợp với chức vụ tổng thống, do đó cuộc phỏng vấn đă bị tŕ hoăn lâu như vậy. Cuối cùng th́ sự kiện này đă diễn ra. Tuy nhiên đó là một cuộc phỏng vấn được ghi âm trước và sau đó được hiệu đính trước khi phát trên truyền h́nh.
Một lư do khác phía sau chiến lược "im hơi lặng tiếng" của bà Harris là việc bỏ phiếu sớm ở một số tiểu bang của Hoa Kỳ sắp bắt đầu. Chiến dịch của bà Harris tin rằng các cuộc thăm ḍ hiện giờ cho thấy bà đang được xếp hạng tốt nên cử tri sẽ không bận tâm đến việc bà chưa có trong tay một bản Cương lĩnh chính sách được cân nhắc thấu đáo.
Cuộc phỏng vấn đă đạt được mục đích chính là đưa bà tái xuất trước công chúng Mỹ trong tư cách là ứng cử viên Tổng thống thay v́ là Phó tổng thống của ông Joe Biden.
Tuy nhiên, cả những người chỉ trích và những người ủng hộ bà đều không ấn tượng với màn thể hiện này. Nhiều người băn khoăn có lẽ trước đó bà nên tổ chức nhiều cuộc họp báo và phỏng vấn để cho quen và điều đó sẽ giúp giảm bớt áp lực cho cuộc phỏng vấn quan trọng này trên CNN. Một số người khác th́ rất gay gắt về thời điểm diễn ra cuộc phỏng vấn bởi màn tái xuất muộn này khiến người ta nhớ đến chiến lược lảng tránh báo chí của Tổng thống Joe Biden.
Quan điểm chính sách của bà Harris
Trước cuộc phỏng vấn, bà Harris vẫn giữ thái độ kín tiếng về quan điểm chính sách của ḿnh - cả đối nội và đối ngoại. Dư luận ḍ đoán liệu bà có đề xuất gia hạn các chính sách của ông Joe Biden mà bà đă ủng hộ trong gần bốn năm qua hay không, hay bà sẽ đưa ra một số chính sách mới hoặc được sửa đổi để mang dấu ấn của riêng ḿnh?
Thay v́ vạch ra ranh giới rơ ràng cho các chính sách của ḿnh, bà vẫn mơ hồ về những ǵ bà đă làm với tư cách là Phó tổng thống và những ǵ bà sẽ làm với tư cách là Tổng thống. Năm 2019, trong tư cách là ứng cử viên Tổng thống, bà đă hứa sẽ chấm dứt hoạt động khai thác dầu đá phiến Fracking. Bây giờ, bà lại tuyên bố rằng bà luôn ủng hộ Fracking. Dầu đá phiến Fracking là một vấn đề trọng yếu ở bang Pennsylvania.
Trong suốt nhiệm kỳ Biden-Harris, bà phản đối việc hoàn thành bức tường biên giới phía nam của ông Donald Trump để ngăn chặn những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, nhưng giờ đây bà lại có ư định ủng hộ việc hoàn thành bức tường này. Bà cũng ủng hộ luật điều chỉnh các chính sách biên giới mở hiện tại. Điều này cũng hoàn toàn mâu thuẫn với quan điểm trước đây của bà về biên giới mở.
Về chính sách đối ngoại, bà Harris tuyên bố rằng bà ủng hộ Israel trong nỗ lực tự vệ trước các cuộc thánh chiến ở Gaza. Bà sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Israel. Tuy nhiên, khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hoa Kỳ để phát biểu trước Quốc hội, bà đă từ bỏ nhiệm vụ của Chủ tịch Thượng viện và rời Washington DC để đi tham gia một sự kiện gây quỹ nhỏ. Các nhà phê b́nh lo ngại rằng bà chỉ đơn thuần là đang thận trọng trước phe cánh tả của đảng Dân chủ.
Bà Harris đă cố gắng tránh đi vào chi tiết chương tŕnh nghị sự chính sách của ḿnh v́ bà vẫn chưa có một bản Cương lĩnh hoàn thiện. Điều này có thể hiểu được, tuy nhiên chỉ c̣n 60 ngày nữa là đến cuộc bầu cử.
Thông thường, các ứng cử viên sẽ phác thảo những ǵ họ sẽ làm vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống. Bà Harris tuyên bố bà sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt do lạm phát kéo dài gây ra. Bà không nói ḿnh sẽ thực hiện điều này như thế nào, chỉ nói rằng bà sẽ chi nhiều tiền hơn cho các gia đ́nh trung lưu và người lao động. Bà cũng tránh phản hồi lại những lời chỉ trích rằng nguyên nhân cốt lơi của lạm phát chính là việc chi tiêu không kiểm soát của chính quyền Biden.
Khi bị chất vấn về vấn đề khai thác dầu đá phiến Fracking, bà cho biết các giá trị về môi trường và năng lượng của cá nhân bà không thay đổi, nhưng các chính sách của bà có thể đă thay đổi. Rằng các giá trị cá nhân của bà không liên quan đến quan điểm chính sách.
Bà Harris tập trung vào việc t́m ra một hướng đi mới trong tương lai cho chính quyền của bà dựa trên nền tảng chung và lẽ thường. Các nhà phê b́nh chỉ ra rằng đây là một cuộc tấn công không mấy tinh tế vào ông Joe Biden, người mà bà đang thể hiện rơ sự bất đồng. Khi được hỏi tại sao bà lại thay đổi quan điểm về các chính sách trước đây do chính bà xây dựng và ủng hộ th́ đáp lại là sự do dự và lảng tránh trách nhiệm. Phần lớn thời gian trong cuộc phỏng vấn, bà Harris đổ lỗi cho ông Trump về các chính sách của chính quyền Biden-Harris trong gần 4 năm qua - điều này không thuyết phục được các nhà phê b́nh.
Ứng cử viên Phó Tổng thống Tim Walz cùng tham gia cuộc phỏng vấn
Người đồng hành tranh cử của bà Harris, ông Tim Walz, ứng cử viên Phó Tổng thống cũng tham gia cuộc phỏng vấn. Những người chỉ trích cho rằng ông có mặt để "giải cứu" bà Harris trong trường hợp bà vướng rắc rối và những người phụ nữ ủng hộ bà Harris th́ phàn nàn rằng chính sự có mặt của ông Walz đă khiến bà trông yếu đuối. Theo quan điểm của tôi, ông Walz chỉ khiến cuộc phỏng vấn mất tập trung một cách không cần thiết.
Sự đóng góp của ông Walz trong cuộc phỏng vấn vô cùng mờ nhạt. Ông được hỏi về những tuyên bố và những bóng gió không đúng sự thật liên quan đến thời gian binh nghiệp của ḿnh: rằng ông đă nghỉ hưu với tư cách là Trung sĩ Chỉ huy, phục vụ cuộc chiến tại Afghanistan, đă cầm súng chiến đầu, từ bỏ đơn vị của ḿnh trước khi đơn vị này được điều đến chiến trường Iraq. Ông trả lời rằng ông chỉ mắc một số lỗi ngữ pháp trên văn bản và rằng ông tự hào về những ǵ ḿnh đă phụng sự, nhưng ông không đính chính lại hồ sơ. Màn thể hiện của ông đă không giúp ích ǵ cho bà Harris.
Cá tính, không phải Chính sách
Mặc dù màn thể hiện của bà Harris bị chỉ trích rộng răi, nhóm vận động tranh cử của bà cho rằng cuộc phỏng vấn đă thành công. Mục tiêu của họ là tránh nói thêm hoặc tránh gây ra bất kỳ tranh căi nào về sự kiện này. Thay vào đó, chiến lược của họ là chỉ tập trung vào sự dễ mến của bà, lấy đó làm điểm đối ngược với sự khó ưa của ông Trump.
Thay v́ để bà Harris đích thân làm rơ các chính sách của ḿnh, nhóm vận động của bà lại để những người đại diện và nhân viên chiến dịch đưa ra các giải pháp chính sách được cho là "có thể" giải quyết các vấn đề quốc gia đang đối mặt.
Những đề xuất này được gọi là "bong bóng thử nghiệm" - nếu được đón nhận nồng nhiệt th́ sau này sẽ được thông qua, trở thành chính sách chính thức mang tên bà Harris và nếu không được ủng hộ th́ những đề xuất đó sẽ không có ǵ liên quan đến bà.
Chiến dịch của bà Harris tin rằng các chính sách của ông Trump, dựa trên các cuộc thăm ḍ quy mô lớn, đang được ưa chuộng hơn nhiều so với các đề xuất của bà Harris. V́ vậy chiến lược truyền thông của họ là: Cá tính quan trọng hơn Chính sách.
Sau Đại hội đề cử của đảng Dân chủ (19-22/8), nhóm vận động của bà Harris đă tăng cường quảng bá khẩu hiệu Hy vọng và Niềm vui. Bà Harris đă rất hoạt bát trong những lần xuất hiện trên sân khấu đại hội, luôn cười nói và liên tục dùng các cử chỉ tay để thể hiện trạng thái cảm xúc. Nhưng trong cuộc phỏng vấn trên CNN, bà có vẻ điềm tĩnh và kiểm soát một cách khác thường. Những người chỉ trích đă lấy điều này làm bằng chứng cho thấy bà không chân thực với đúng bản thân ḿnh và dường như đang chịu sự kiểm soát và ảnh hưởng của người khác. Dường như dù có cố gắng cách nào th́ bà Harris cũng không thể làm hài ḷng các nhà phê b́nh.
Viễn cảnh bầu cử
Cho đến nay, chiến dịch của bà Harris vẫn đang duy tŕ chiến lược tranh cử của ông Joe Biden: tránh họp báo và phỏng vấn đồng thời tránh xuất hiện trước công chúng bất kỳ khi nào có thể. Do không được đánh giá cao trong các cuộc thăm ḍ nên các chính sách của bà Harris chỉ có các thông tin chung chung. Truyền thông ḍng chính không phản đối ǵ phương thức tiếp cận này. Chiến dịch tranh của bà chỉ bị đưa vào tầm ngắm của truyền thông khi họ lên tiếng chỉ trích chương tŕnh chính sách và những thành tựu trước đây của ông Trump.
Trong khi đó, ông Trump xuất hiện trên các phương tiện truyền thông hàng ngày, tổ chức các cuộc vận động tranh cử quy mô lớn khắp các bang và quảng bá rộng răi các chương tŕnh chính sách và thành tích của ḿnh. Ông Trump không thể cưỡng lại việc sa đà vào công kích bà Harris và ông Biden thay v́ tập trung vào các chính sách của ḿnh. Khi làm như vậy, ông Trump có nguy cơ làm sao nhăng sự tập trung vào các chính sách của ḿnh, đúng như chiến lược của bà Harris mong muốn.
Mặc dù cuộc bầu cử không c̣n xa, các cuộc thăm ḍ vẫn chưa thấy ứng cử viên nào nổi bật hẳn lên. Bà Harris và ông Trump vẫn đang ở thế sít sao.
Hai ứng cử viên dự kiến sẽ tranh luận với nhau vào tuần tới. Màn thể hiện của họ có thể sẽ là yếu tố quyết định kết quả của cuộc bầu cử. Đừng quên rằng ông Joe Biden đă thua trong cuộc tranh luận với ông Trump và buộc phải rút khỏi chiến dịch tranh cử.