Trong lúc đang dự tiệc và hát karaoke th́ người đàn ông đột ngột nói đớ, nói khó, tê yếu nửa người bên trái.
Các bác sĩ cảnh báo hát tone giọng cao so với khả năng có thể gây đột quỵ. Ảnh: Duy Hiệu.
Người bệnh là ông N.V.N., 58 tuổi, ngụ Vĩnh Long, được bác sĩ chẩn đoán đột quỵ nhồi máu năo giờ thứ 2. May mắn c̣n trong “giờ vàng”, ông N. được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rTPA) giúp tan cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.
Sau một giờ dùng thuốc, t́nh trạng yếu liệt của người bệnh cải thiện rơ, nói rơ, tỉnh táo hoàn toàn, sức cơ hồi phục 3/5. Qua 3 ngày được điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long, người bệnh có thể nói chuyện b́nh thường. Các triệu chứng ban đầu đă hoàn toàn hồi phục, sức cơ ghi nhận 5/5. Người bệnh được xuất viện và trở về cuộc sống b́nh thường.
Bác sĩ chuyên khoa I Lữ Hữu Tuấn, Trưởng khoa Nội Thần kinh, cho biết bệnh nhân này đang khỏe mạnh, chỉ v́ quá hăng say và gắng sức nên dẫn đến đột quỵ khó lường. Do đó, ở độ tuổi trên dưới 60, mặc dù sức khỏe vẫn c̣n tốt, những hoạt động gắng sức có thể dẫn đột quỵ tim, đột quỵ năo.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Văn Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức, khi lấy hơi quá sức có thể làm tăng áp lực trong sọ năo, gây ra đột quỵ. Đặc biệt, những người cơ địa có bệnh huyết áp chưa được kiểm soát tốt, gắng lấy hơi có thể làm tăng áp lực lên năo.
Ngoài ra, với những người có dị dạng mạch máu năo, lên giọng cao cũng dễ gặp nguy cơ tai biến. Nếu một người đột nhiên cảm thấy khó thở tăng dần, đau đầu dữ dội hoặc yếu, liệt nửa người khi cố hát giọng cao, cần lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm.
Bác sĩ Dũng cũng khuyến cáo người dân nên chọn hát những bài có tone giọng thay đổi, tránh hát liên tục với tone giọng cao. Lưu ư nữa là người thường xuyên hút thuốc lá, có bệnh phổi mạn tính, mệt mỏi lâu ngày, stress, dễ xúc động, cao huyết áp... không nên gắng sức lấy hơi, cố mang vác vật nặng để tránh những tai nạn đáng tiếc.
VietBF@ sưu tập