Hiện nay hầu hết các gia đình đều dư thừa thức ăn, đôi khi nấu quá tay, thậm chí thích nấu 1 lần ăn cho hai ba bữa. Tuy nhiên khi cất thức thừa vào tủ lạnh không phải cứ cho vào là an toàn. Việc cất vào tủ không cẩn thận cũng ảnh hưởng lớn tới mùi vị chất lượng khiến món ăn mất giá trị, ảnh hưởng tới sự phát triển, thậm chí còn gây độc hại.
Do đó khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh cần lưu ý:
Thức ăn nguội cất càng sớm càng tốt
Ngay khi ăn xong, nếu thừa, thức ăn đã nguội thì nên cất ngay vào tủ lạnh. Thức ăn cần được làm nguội đến nhiệt độ an toàn (dưới 5°C) trong thời gian ngắn nhất có thể để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nên ch vào tủ lạnh càng sớm càng đảm bảo giữ chất lượng thức ăn thừa.
Muốn thức ăn nguội nhanh thì bạn nên chia thức ăn vào nhiều khay nhỏ, để giúp làm nguội nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng các hộp đựng nhỏ hoặc túi ziplock để chia nhỏ thức ăn. Thức ăn nên được làm nguội nhanh và cho vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ đồng hồ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Thức ăn nhiễm khuẩn cho vào tủ còn lây chéo sang thức ăn khác rất tai hại.
Chú ý đồ đựng
Khi để trong tủ lạnh, hộp thức ăn phải tiếp xúc với nhiều loại khác và mùi thức ăn khác, mùi tủ lẫn lộn trong không gian nhỏ rất ảnh hưởng tới nhau. Do đó muốn thức ăn giữ hương vị ngon thì cần bảo đảm thức ăn bọc kín trong hộp, túi zip... Bạn cần Không chọn hộp nhựa 1 lần đê bảo quản thức ăn. Dùng hộp có nắp kín ngăn vi khuẩn và ngăn lẫn mùi với thực phẩm khác. Chọn các hộp đựng bằng nhựa không chứa BPA, thủy tinh hoặc inox để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe. Muốn tránh thức ăn bị nhiễm mùi hoặc tỏa mùi ra tủ thì cách tốt nhất là bọc nhiều lớp túi nilon kín sẽ tránh lây nhiễm mùi cho nhau.
Xếp thức ăn hợp lý
Việc xếp thức ăn rất quan trọng. Bạn cần giữ tủ ở nhiệt độ dưới 5°C. Sau đó cho thức ăn vào kệ giữa hoặc kệ dưới của tủ lạnh, nơi có nhiệt độ lạnh nhất và ổn định nhất. Tránh để thức ăn thừa ở cánh tủ lạnh bởi khu vực này nhiệt không ổn, thức ăn chín rồi rất dễ bị hỏng. Các hộp thức ăn có mùi nặng nên bọc kỹ. Thức ăn thừa sau khi nấu chín không để gần đồ sống như thịt cá, đặc biệt các loại thức ăn thừa không thể hâm nóng lại ví dụ như bánh, kem...
Cần cấp đông để bảo quản lâu
Nếu thức ăn thừa muốn bảo quản lâu thì bạn cần cấp đông. Bạn nên nhớ cũng cần làm nguội tránh sốc nhiệt. Để nhớ thức ăn cấp từ đâu tránh dùng lâu thì nên cho vào túi và ghi ngày tháng cấp đông tránh việc dùng quá lâu.
Rã đông phải đúng kiểu
Thức ăn sau khi cấp đông muốn dùng lại cần rã đông đúng cách để tránh nhiễm khuẩn. Tốt nhất nên cho thức ăn vào ngăn mát để rã đông từ từ tránh nhiễm khuẩn hơn là việc để ngoài phòng tự nhiên. Trong trường hợp cần ră đông nhanh, bạn có thể sử dụng ḷ vi sóng quay chế độ rã đông. Lưu ư dùng chế độ ră đông để tránh làm chín thức ăn không đều. Không nên ră đông thức ăn ở nhiệt độ pḥng v́ vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng.
Cách hâm nóng lại thức ăn thừa
Hâm nóng thức ăn thừa giúp tiêu diệt vi khuẩn mà c̣n giữ được hương vị thơm ngon. Nhiệt độ thức ăn cần đạt ít nhất 75°C để tiêu diệt vi khuẩn có hại xâm nhập vào thức ăn. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra nhiệt độ cho phù hợp. Nếu hâm trên bếp hãy dùng muỗng, đũa đảo đều hoặc lật đều các mặt để hâm đều.
Chú ý hạn bảo quản
- Thức ăn sau khi đã nấu chín có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 đến 4 ngày. Nếu đông lạnh, thức ăn có thể được bảo quản từ 2 đến 6 tháng tùy loại.
- Hải sản và thịt nấu chín nên được sử dụng trong ṿng 1 đến 2 ngày khi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và từ 2 đến 3 tháng khi đông đá.
|