Trẻ dưới 12 tuổi thường xuyên dùng đồ uống chứa caffein có thể mất ngủ, dẫn đến suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng kết quả học tập.
Gián đoạn giấc ngủ
Trẻ em nên tránh đồ uống giàu caffein như cà phê, nước tăng lực, soda. Bởi chúng có thể làm giảm cảm giác đói, khiến bé không nhận được chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Đồ uống chứa caffein cũng có tính axit khá cao, dễ làm hỏng men răng. So với người lớn, trẻ nhạy cảm hơn với caffein nên dễ khó ngủ. T́nh trạng thiếu ngủ khiến khả năng tập trung kém, gây đau đầu, làm thay đổi sự thèm ăn và hormone insulin.
Bé 0-3 tháng tuổi nên ngủ 14-17 giờ, trẻ 6-13 tháng tuổi là 9-11 giờ. Trẻ trong độ tuổi đi học nên ngủ trung b́nh 10 giờ, thanh thiếu niên cần khoảng 8- 9 giờ để phát triển thể chất, tinh thần.
Liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần
Caffein kích thích hệ thần kinh trung ương, khiến trẻ cảm thấy phấn chấn và chú ư hơn. Song tiêu thụ nhiều caffein có liên quan đến mức độ căng thẳng, trầm cảm và lo âu cao hơn ở trẻ. Giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ mật thiết. Khi trẻ không ngủ ngon, tinh thần và năng lượng giảm sút. Khi sức khỏe tinh thần không ổn cũng dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bé trằn trọc hoặc buồn ngủ quá mức, gây mệt mỏi vào ban ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi không nên sử dụng đồ uống chứa caffein, trẻ trên 12 tuổi không tiêu thụ quá 100 miligam caffein mỗi ngày, tương đương một tách cà phê hoặc hai lon soda.
Có tính chất gây nghiện
Caffein là chất kích thích, có đặc tính gây nghiện. Người có thói quen uống cà phê mỗi ngày khó từ bỏ, không tốt với sức khỏe, dẫn đến tác dụng không mong muốn. Caffein cũng khiến cơ thể mất canxi. Trẻ tiêu thụ quá nhiều caffein có thể ảnh hưởng đến xương theo thời gian. Uống nước có gas, nước tăng lực thay v́ sữa cũng làm tăng nguy cơ loăng xương ở trẻ.
Đồ uống chứa đường
Các sản phẩm chứa caffein hướng đến nhóm người trẻ tuổi như soda, đồ uống tăng lực và các loại cà phê pha chế thường chứa nhiều đường. Đường có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ béo ph́, kháng insulin, tiểu đường type 2.
Trẻ dùng đồ uống nhiều đường cũng giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Lượng calo rỗng từ đường c̣n khiến bé nhanh no, dễ bỏ qua thực phẩm bổ dưỡng khác cần thiết. Điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển, khiến bé không đạt tầm vóc tối ưu.
Nếu trẻ thích ăn ngọt, phụ huynh có thể cho con ăn thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ. Cha mẹ nên đọc kỹ nhăn thực phẩm và kiểm tra danh sách thành phần để biết các thành phần tiềm ẩn đường.
|