Trong khoảng thời gian phi công ở trong nhà vệ sinh, một tiếp viên hàng không sẽ phải vào buồng lái, bạn có biết tại sao?
Chuyện "bếp núc" của nghề hàng không, liên quan đến phi công và các tiếp viên, là bí ẩn của phần lớn công chúng và luôn thu hút sự ṭ ṃ, chú ư. Ngành nghề đặc thù này có không ít quy định, quy ước kỳ lạ.
Trong chuyến bay, khi một trong hai phi công cần rời vị trí để tới nhà vệ sinh, phải có một tiếp viên hàng không đi vào buồng lái và đợi ở đó cho đến khi phi công quay lại. Điều này nhằm đảm bảo quy tắc trong mọi thời điểm của chuyến bay, phải có ít nhất 2 người trong buồng lái, tránh t́nh huống phi công c̣n lại trong khoang lái khoá trái cửa và khống chế máy bay.
Ngoài chuyện đi vệ sinh, chỉ cần một trong 2 phi công rời buồng lái với bất cứ lư do ǵ - đi uống nước hay nghỉ ngơi một chút, một tiếp viên hàng không sẽ phải vào cùng phi công c̣n lại. Đây là quy tŕnh được thực hiện chặt chẽ trên hầu hết các chuyến bay thương mại.
Để đảm bảo an ninh cho chuyến bay, luôn phải hơn 1 người trong buồng lái.
Một quy định khác đối với phi công là không được để râu. Lệnh cấm này nhằm đảm bảo sự an toàn cho chuyến bay và tính mạng của hàng trăm con người. Khi máy bay có sự cố hoặc xảy ra các t́nh huống khẩn cấp khác, phi công là người cần giữ sự tỉnh táo, khỏe mạnh nhất để điều khiển máy bay, ứng phó kịp thời và chính xác, hiệu quả với các t́nh huống xấu, bất ngờ, có như vậy mới có thể cứu sống hàng trăm sinh mạng trên máy bay. Khi phi công cần sử dụng mặt nạ dưỡng khí, bộ râu có thể khiến chiếc mặt nạ không thể ôm khít với gương mặt, nguy cơ mất an toàn sẽ tăng cao.
Không chỉ cạo râu, để đảm bảo mặt nạ dưỡng khí phát huy tối đa hiệu quả, các phi công cũng không được phép đeo bất cứ thứ ǵ trên mặt có thể cản trở họ đeo mặt nạ đúng cách, gây nguy hiểm cho bản thân và hành khách.
Ngoài ra, phi công cũng không được phép có sẹo. Tiêu chuẩn này bắt nguồn từ điều kiện, môi trường làm việc đặc biệt của họ - thường xuyên phải làm việc ở độ cao hàng chục ngh́n mét. Càng lên cao, không khí càng loăng, áp lực càng thấp khiến cơ thể người có xu hướng nở ra. Khi đó, các vết sẹo dù là mới hay cũ đều trở thành điểm yếu trên da, có nguy cơ bị vỡ ra và hở miệng. Vết sẹo càng lớn th́ nguy cơ rách da và chảy máu càng lớn.
Ca bin và khoang máy bay là không gian kín, áp lực khí tại đây được cân bằng ở mức tương đương không khí ở độ cao 2.000 mét so với mặt nước biển, không tác động mạnh tới những vết sẹo. Tuy nhiên, trong trường hợp máy bay gặp sự cố về máy nén khí khi đang ở độ cao 10.000 mét trở lên (áp lực của không khí bên ngoài khoang máy chỉ bằng 1/4 so với ở mặt đất), những vết sẹo trên cơ thể phi công có thể bị nứt ra và chảy máu khi không đủ khả năng chống lại áp lực.
Mặc dù việc rách da, chảy máu không nguy hiểm đến tính mạng nhưng phi công là người quyết định sự an toàn của cả chuyến bay, nắm trong tay tính mạng của hàng trăm hành khách, cần sự tập trung tối đa khi làm việc. Vết thương xuất hiện có thể ảnh hưởng đến tâm lư, giảm mức độ tập trung của phi công, dẫn đến giảm độ chính xác trong việc xử lư t́nh huống, ảnh hưởng đến an toàn bay, nhất là trong giai đoạn cần hạ độ cao để chuẩn bị hạ cánh.
Thực tế, tiêu chuẩn "phi công không được có sẹo" không phải là tuyệt đối, các vết sẹo nhỏ và nông vẫn có thể được chấp nhận. Các hăng hàng không thường đưa ra tiêu chuẩn rơ ràng về độ lớn, độ nông sâu của vết sẹo khi tuyển phi công. Tiêu chuẩn này càng khắt khe hơn đối với người lái máy bay quân sự.
VietBF@sưu tập