Nhiều t́nh tiết mới liên quan tới vụ đánh bom đường ống dẫn khí Nord Stream gây ra "làn sóng chấn động" địa chính trị trên toàn châu Âu và thế giới vừa được hé lộ.
Nội dung chính
Đức phát lệnh truy nă toàn châu Âu đối với nghi phạm Ukraine sau vụ nổ Nord Stream.
Ba Lan nêu lư do để xổng nghi phạm.
Nga phản ứng trước công bố của Đức.
Đức truy nă nghi phạm người Ukraine
Tờ Politico (Mỹ) ngày 14/8 đưa tin, Tổng công tố viên liên bang Đức đă phát lệnh truy nă toàn châu Âu đối với 1 nam công dân Ukraine mà họ tin là có liên quan tới vụ đánh bom đường ống dẫn khí Nord Stream.
Trước đó, vào tháng 9/2022, vụ nổ dưới biển phá hủy 3 trong 4 đường ống Nord Stream 1 và 2 vận chuyển khí tốt từ Nga sang châu Âu đă gây ra "làn sóng chấn động" địa chính trị trên toàn châu lục này và thế giới.
Một loạt câu hỏi đă dấy lên về việc ai đứng sau vụ nổ. Nhiều phía quy trách nhiệm cho Nga, Ukraine, Mỹ và Anh. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy thời điểm đó phủ nhận Kiev có liên quan tới vụ việc.
Đan Mạch và Thụy Điển cũng đă mở cuộc điều tra về vụ nổ nhưng thời gian trôi qua, các cuộc điều tra đó đă rơi vào bế tắc và buộc phải đ́nh chỉ.
Khí gas ṛ rỉ từ đường ống Nord Stream 2 vào ngày 28/9/2022. Ảnh: Politico
Trong báo cáo mới nhất của Đức, nghi phạm ban đầu được gọi là Volodymir Z v́ lư do riêng tư, là một thợ lặn chuyên nghiệp 44 tuổi người Ukraine. Sau đó, tờ Expressen (Thụy Điển) nêu rơ danh tính nghi phạm là Volodymyr Zhuravlov.
Theo báo cáo của các kênh tin tức ARD, Süddeutsche Zeitung và Die Zeit (Đức), lần gần đây nhất Volodymir Z xuất hiện tại Ba Lan và sau đó đă "biến mất".
Ngoài nghi phạm này, báo cáo điều tra của công tố viên Đức c̣n đề cập tới 2 công dân Ukraine khác, đó là 1 cặp vợ chồng điều hành một trường dạy lặn tại Ukraine - nơi Zhuravlov làm giáo viên hướng dẫn. Danh tính hai đối tượng lần lượt là Yevhen (chồng) và Svitlana U (vợ).
Các nhà chức trách tin rằng Yevhen và Svitlana U. đă cài thuốc nổ vào đường ống Nord Stream. Theo cuộc điều tra, 3 thợ lặn chuyên nghiệp Ukraine đă tới biển Baltic vào tháng 9/2022 trên một du thuyền của Đức mang tên "Andromeda".
Theo tờ Süddeutsche Zeitung, công tố viên Đức đă liệt kê Yevhen và Svitlana là đồng phạm, nhưng không nêu rơ liệu có ban hành lệnh truy nă đối với 2 đối tượng này hay không. Trong khi đó, cả hai phủ nhận việc quen biết Zhuravlov và nói rằng họ đang đi nghỉ ở Bulgaria khi vụ tấn công xảy ra.
Về phần Zhuravlov, các công tố viên Đức cho rằng ông ta đă lưu trú tại một ngôi làng phía tây Warsaw (Ba Lan) trước khi mất tích.
Ba Lan để sổng mục tiêu
Đáng lưu ư, các nhà chức trách Đức cho biết, họ đă gửi lệnh truy nă cho Ba Lan từ tháng 6 năm nay, sau khi họ xác định được đối tượng t́nh nghi thông qua các bức ảnh và lời khai của nhân chứng. Tuy nhiên, theo truyền thông Đức, không rơ lư do tại sao giới chức Ba Lan đă không bắt giữ đối tượng và không trả lời yêu cầu hỗ trợ pháp lư của Đức.
Trong khi đó, Dịch vụ báo chí của văn pḥng công tố Ba Lan xác nhận với cổng thông tin Onet vào ngày 14/8 rằng nghi phạm Zhuravlov đă rời Ba Lan đến Ukraine.
Cơ quan này giải thích rằng Berlin - sau khi ban hành lệnh bắt giữ của châu Âu đối với Zhuravlov - đă không nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu t́m kiếm, cho phép anh ta rời khỏi EU mà không bị cản trở vào đầu tháng 7.
Nghi vấn về quân đội Ukraine
Theo hăng tin RBC (Nga), cho tới nay, các nhà điều tra Đức chưa đưa ra bằng chứng nào cho thấy nghi phạm có quan hệ với quân đội hoặc các cơ quan chính phủ Ukraine.
Song, cuộc điều tra của 3 kênh tin tức SZ, Die Zeit và ARD (Đức) cho rằng, khả năng lặn xuống độ sâu 80m đối với các hướng dẫn viên lặn chuyên nghiệp "không phải là điều đáng ngờ", và "những người chuyên nghiệp, có thể là quân nhân" đă giúp họ điều hướng du thuyền, thực hiện chuyến đi dài 500 hải lư qua biển Baltic và tiếp cận chất nổ.
Nghi ngờ về sự tham gia của chính quyền Kiev vào vụ nổ đường ống Nord Stream lần đầu tiên được đưa vào tháng 3/2023.
Thời điểm đó, các tạp chí Die Zeit, ARD, SWR và Kontraste (Đức) đưa tin sau một cuộc điều tra chung rằng, vụ nổ có thể do "lực lượng đặc nhiệm Ukraine, hoặc một nhóm ủng hộ Ukraine thuê du thuyền Andromeda, sau đó chất thuốc nổ lên du thuyền tại một cảng của Đức".
Tiếp đó, tờ Washington Post (Mỹ) và Der Spiegel (Đức) trích dẫn các nguồn tin điều tra cho biết, người điều phối vụ tấn công Nord Stream có thể là Đại tá Roman Chervinsky - cựu chỉ huy một đơn vị tác chiến đặc biệt của Ukraine.
Tháng 4/2023, ông này đă bị bắt v́ cáo buộc lạm dụng chức vụ, khiến Nga có điều kiện thuận lợi để tiến hành cuộc không kích vào sân bay quân sự Kanatovo của Ukraine (Tới tháng 7 cùng năm, Chervinsky được tại ngoại).
Tháng 6/2023, các kênh tin tức NOS và Nieuwsuur (Hà Lan), cũng như Die Zeit và ARD (Đức) công bố một cuộc điều tra khác, trong đó nêu rằng vụ nổ Nord Stream do đích thân cựu Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Valeriy Zaluzhny chỉ huy.
Các kênh tin tức này cũng đề cập rằng, Cơ quan t́nh báo trung ương Mỹ (CIA) đă cảnh báo Ukraine về những hành động nhằm vào Nord Stream năm 2022. Song, "chính quyền Kiev dường như đă phớt lờ chúng, và tới tháng 9 cùng năm, các đường ống Nord Stream vẫn bị phá hủy".
Nga không tin vào "dấu vết Ukraine"
Về phần Nga, theo RBC, Moscow không tin vào "dấu vết Ukraine" mà các nhà điều tra châu Âu đưa ra. Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó cáo buộc "các quốc gia Anglo-Saxon" (Úc, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ) đứng sau vụ việc, đồng thời gọi thuyết âm mưu cho rằng "một số người Ukraine có liên quan" là vô lư.
Trả lời phỏng vấn của RBC ngày 14/8 về kết quả điều tra mới nhất của Đức, Phó giám đốc Viện Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Vladislav Belov cho rằng, kết quả điều tra sẽ không ảnh hưởng tới tương tác giữa Berlin và Kiev ở bất cứ phương diện nào, mà "Berlin chỉ cố chứng minh rằng, họ đang tiến hành một cuộc điều tra tương đối độc lập".
"Không có tài liệu chính thức nào từ Đức hoặc các quốc gia khác tham gia vào cuộc điều tra được công bố. Thông tin được bảo mật v́ việc xác định được đích danh những đối tượng thực hiện vụ nổ sẽ dẫn tới các vụ kiện tụng hàng triệu USD, trong khi đó các công ty châu Âu cũng tham gia vào dự án này" - ông Belov nói.
Theo vị chuyên gia, chiếc du thuyền được đề cập trong cuộc điều tra không được trang bị cho các hoạt động phá hoại, mà chỉ đơn thuần là một con tàu dùng để đánh lạc hướng sự chú ư và "dẫn tới một con đường giả mà Đức đang gợi ư mọi người đi theo".
Ông Igor Yushkov - chuyên gia tại Đại học Tài chính và Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga th́ cho rằng, việc đưa ra "phiên bản Ukraine" trong vụ phá hoại Nord Stream sẽ giúp tránh được các vụ kiện từ những nhà đầu tư châu Âu.
"Trên thực tế, cả hai dự án đều có liên quan đến tài chính châu Âu, nhưng tôi cho rằng, rất ít khả năng các công ty tham gia sẽ đệ đơn kiện Ukraine, ngay cả khi xác định được rằng Zhuravlov - người được đề cập trong cuộc điều tra - là một nhân viên của các cơ quan đặc biệt và Kyiv đă ra lệnh cho anh ta phá hủy dự án" - Ông Yushkov nói.
Trước đó, vào tháng 3/2024, Nord Stream AG - công ty vận hành hệ thống đường ống dẫn khí đốt Nord Stream - đă đệ đơn yêu cầu bồi thường gần 400 triệu euro lên Ṭa án Tối cao London đối với các công ty bảo hiểm quốc tế Lloyd's of London và Arch Insurance v́ từ chối bồi thường thiệt hại do vụ nổ trên đường ống dẫn khí đốt.
Các công ty bảo hiểm này từ chối trả tiền, viện dẫn lư do là đường ống khí đốt bị hư hại do hành động quân sự hoặc chiến dịch phá hoại, và những rủi ro như vậy không được đề cập trong các hợp đồng bảo hiểm.
VietBF@ Sưu tập