Bác sĩ thần kinh người Nhật Toshiro Iwase đă chỉ ra một số thói quen cần thay đổi để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
1. Không uống cà phê buổi tối
Nhiều nghiên cứu gần đây đă phát hiện, những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn. Caffeine có thể làm giăn mạch máu và giúp ngăn ngừa nhồi máu năo. Các polyphenol như axit chlorogen cũng có tác dụng chống oxy hóa, có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu và lipid trong máu, pḥng chống xơ cứng động mạch nên cà phê có rất nhiều lợi ích. Quan trọng là uống cà phê sao cho đúng thời điểm.
Uống quá nhiều caffeine vào buổi tối có thể cản trở giấc ngủ. Bác sĩ Toshiro Iwase cho biết, khi ngủ không đủ giấc, protein beta-amyloid trong năo không thể đào thải ra ngoài, tích tụ bên trong dễ dẫn đến chứng mất trí nhớ.
Chính v́ vậy, quá tŕnh chuyển hóa caffeine mất khoảng 3 đến 10 giờ nên tốt nhất nên uống cà phê trong ngày, không uống sau 3 giờ chiều hoặc 5 giờ trước khi đi ngủ.
2. Không phết bơ vào bánh ḿ
Một nghiên cứu của Đại học Kyushu cho thấy, khi nồng độ axit béo chuyển hóa trong máu tăng cao th́ nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các loại bệnh mất trí nhớ khác sẽ tăng lên tới 16 lần. Bác sĩ Toshiro Iwase khuyến nghị nên sử dụng ít bơ hơn trong cuộc sống hàng ngày v́ nó chứa chất béo chuyển hóa và axit béo băo ḥa. Ăn quá nhiều cũng có thể gây tắc nghẽn mạch máu và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, nhồi máu năo hoặc chứng mất trí nhớ do mạch máu.
Khi ăn bánh ḿ, có thể thoa dầu ô liu, dầu bơ hoặc dầu dừa. Bác sĩ Tetsumori Yamajima rất khuyến khích sử dụng dầu ô liu v́ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ của nó có thể giúp ức chế t́nh trạng viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
3. Ăn ít đường trắng
Khi cơ thể rơi vào t́nh trạng đường huyết cao trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, cản trở lưu thông máu, năo sẽ không thể nhận được đầy đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết và gây lăo hóa năo sớm. Hơn nữa, chất độc sẽ dễ dàng tích tụ sẽ gây tổn hại đến sức khỏe tế bào năo và tế bào thần kinh.
Chính v́ vậy, ăn quá nhiều đường trắng rất có hại cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, dù có đổi thành đường nâu th́ bản chất đó vẫn là đường. Chính v́ vậy cũng nên hạn chế số lượng.
4. Kiểm soát lượng cơm trắng
Tinh bột tinh chế như gạo trắng và bánh ḿ trắng có thể dễ dàng khiến lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn, làm tăng nguy cơ béo ph́ và tiểu đường. Hơn nữa, lượng đường trong máu dao động lớn có thể làm tổn thương mạch máu nên cũng là nguyên nhân.
Theo bác sĩ Toshiro, nên chọn thực phẩm giàu tinh bột dựa trên nguyên tắc “giá trị GI (giá trị đường huyết trong thực phẩm) thấp” để giảm sự biến động lượng đường trong máu sau bữa ăn, chẳng hạn như thêm các loại gạo lứt, kiều mạch... vào khẩu phần ăn.
5. Hạn chế ăn thịt siêu chế biến
Các loại thịt siêu chế biến cũng là những thực phẩm được nhiều người thích và thường xuyên sử dụng nhưng điểm chung của chúng là chứa nhiều muối và chất béo. Nếu hấp thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao. Cùng với đó, lượng chất béo lớn có trong loại thịt này có thể làm tăng lượng mỡ trong cơ thể.
Đây là những yếu tố nguy cơ gây ra các vấn đề về mạch máu và xơ cứng động mạch. Bác sĩ Toshiro Iwase khuyến cáo chế độ ăn nên tuân thủ nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều rau và ít thịt siêu chế biến. Đặc biệt nên tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả chứa kali để có thể giúp bài tiết natri.
6. Hạn chế ăn các loại ḿ, bún, phở
Mặc dù các món này có hương vị đậm đà khiến người ta không thể cưỡng lại nhưng do hàm lượng natri cao và tinh bột tinh chế lớn nên dễ dàng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Đặc biệt khi ăn các món phở, bún, ḿ, tốt nhất không nên ăn hết nước súp trong đó.