Ngày 25/7, Tổng thư kư Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu giải quyết t́nh trạng cấp bách được ông gọi là “dịch bệnh nắng nóng cực độ” gây ra bởi biến đổi khí hậu.Các khu vực và các châu lục trên toàn thế giới trong những tháng gần đây đang liên tục phá vỡ kỷ lục nắng nóng. Theo Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu, ngày 22/7 vừa qua được ghi nhận là ngày nắng nóng nhất trong lịch sử, trong khi mỗi tháng kể từ tháng 6/2023 đều được xếp hạng là tháng nóng nhất kể từ khi các ghi chép bắt đầu vào năm 1940.
Trong bối cảnh đó, hăng tin Reuters trích dẫn cảnh báo của Tổng thư kư Liên Hợp Quốc ngày 25/7 cho biết: “Nhiệt độ cao cực đoạn đă trở thành hiện tượng bất thường mới”.
Ông Guterres nhận định rằng “hàng tỷ người trên khắp thế giới đang phải đối mặt với dịch bệnh nắng nóng cực độ khi họ héo ṃn dưới những đợt sóng nhiệt ngày càng nguy hiểm, với nhiệt độ có khi lên tới 50 độ C”, tương đương với một nửa nhiệt độ sôi của nước.
Hậu quả của nhiệt độ gia tăng không thể hiện rơ ràng ngay lập tức như các hiện tượng thời tiết cực đoan khác liên quan tới biến đổi khí hậu bao gồm băo và lũ lụt, tuy nhiên nó nguy hiểm hơn nhiều. Riêng trong năm 2024, t́nh trạng nắng nóng đă khiến 1.300 người hành hương hajj thiệt mạng, buộc nhiều trường học cho khoảng 80 triệu trẻ em ở Châu Phi và Châu Á phải đóng cửa, đồng thời khiến số ca nhập viện và tử vong ở khu vực Sahel tại châu Phi tăng đột biến.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố ngày 25/7, hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu – tức 2,4 tỷ người - hiện có nguy cơ cao phải chịu nắng nóng cực độ. Báo cáo của ILO cũng cho thấy ở châu Phi, gần 93% lực lượng lao động phải đối mặt với nhiệt độ quá nóng trong khi tại các quốc gia Ả Rập, con số này lên tới 84%. Nhiệt độ quá cao được cho là nguyên nhân gây ra gần 23 triệu thương tích tại nơi làm việc trên toàn thế giới và khoảng 19.000 ca tử vong hàng năm.
Ông Guterres nhận định: “Nhiệt độ gia tăng ở khắp mọi nơi, nhưng nó không ảnh hưởng đến mọi người như nhau mà làm tăng thêm sự bất b́nh đẳng, gây ra t́nh trạng mất an ninh lương thực và đẩy người dân vào t́nh trạng nghèo đói hơn”.Trong bối cảnh đó, Liên Hợp Quốc kêu gọi các chính phủ không chỉ giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch - nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu - mà c̣n tăng cường bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng, bao gồm người già, phụ nữ mang thai và trẻ em, đồng thời tăng cường các biện pháp bảo vệ cho người lao động dựa trên cơ sở nhân quyền.
Ông cũng kêu gọi các chính phủ thực hiện các biện pháp “chống nóng” cho nền kinh tế, đặc biệt các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe và xây dựng trong bối cảnh các thành phố trên toàn cầu đang nóng lên với tốc độ gấp đôi mức trung b́nh trên toàn thế giới do quá tŕnh đô thị hóa nhanh chóng và hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Tới năm 2050, một số nhà nghiên cứu ước tính số lượng người nghèo thành thị sống trong điều kiện nắng nóng khắc nghiệt sẽ tăng 700% trên toàn cầu.
Nếu các quốc gia áp dụng các khuyến nghị của Liên Hợp Quốc để chống nóng, "các biện pháp này có thể bảo vệ 3,5 tỷ người vào năm 2050, đồng thời cắt giảm khí thải và tiết kiệm cho người tiêu dùng 1.000 tỷ USD mỗi năm," ông Guterres trích dẫn ước tính của Chương tŕnh Môi trường Liên Hợp Quốc.
|