Bangladesh tuyên bố sẽ đóng cửa vô thời hạn tất cả các trường đại học công và tư từ ngày 17/7 sau khi các cuộc biểu t́nh của sinh viên trở thành đụng độ khiến nhiều người thương vong.Reuters dẫn nguồn tin cảnh sát Bangladesh cho biết, 6 người trong đó có ít nhất 3 sinh viên đă thiệt mạng trong cuộc đụng độ xảy ra hôm 16/7, liên quan tới các cuộc biểu t́nh của sinh viên nhằm phản đối chính sách tuyển dụng công chức.
Cụ thể, các cuộc biểu t́nh ôn ḥa trong tuần qua đă leo thang thành bạo lực khi hàng ngh́n người biểu t́nh đụng độ với các nhóm sinh viên ủng hộ chính phủ và tấn công nhau bằng gậy gộc, gạch đá. Cảnh sát buộc phải sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông.
Giới chức Bangladesh sau đó đă phải triển khai lực lượng cảnh sát chống bạo động, cùng với lực lượng bán quân sự và bộ đội biên phong tại các trường đại học trên cả nước để duy tŕ luật pháp và trật tự, song t́nh h́nh bạo lực vẫn có nguy cơ lan rộng.Đến cuối ngày 16/7, Ủy ban Trợ cấp Đại học Bangladesh đă ra lệnh cho tất cả các trường đại học đóng cửa và hướng dẫn sinh viên rời khỏi trường học ngay lập tức v́ lư do an ninh. Các trường trung học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục khác cũng bị đóng cửa từ ngày 17/7 mà chưa có thời hạn mở trở lại.
Quốc gia Nam Á này đang đối diện với xu hướng biểu t́nh lan rộng trong nhiều tuần qua xoay quanh vấn đề tuyển dụng công chức, trong đó bao gồm việc dành 30% vị trí việc làm trong khu vực công cho các thành viên thuộc gia đ́nh các cựu chiến binh tham gia cuộc cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1971.Hiện tại, 56% việc làm của chính phủ ở Bangladesh được phân chia thành những hạn ngạch ưu tiên khác nhau, trong đó bao gồm cả 10% cho phụ nữ, 10% cho người dân ở các huyện kém phát triển, 5% cho cộng đồng bản địa và 1% cho người khuyết tật.
Chính sách này đă làm dấy lên sự tức giận trong giới sinh viên, những người phải đối mặt với tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao, với gần 32 triệu thanh niên Bangladesh không có việc làm hoặc không được đi học trong tổng dân số 170 triệu người.
Các cuộc biểu t́nh này cũng được xem là thách thức lớn đầu tiên đối với chính phủ của Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina kể từ khi bà đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 1 vừa qua.
|