Tháng 8 này là tṛn 3 năm Taliban tiến vào tiếp quản thủ đô Kabul sau sự thoái lui của quân đội Mỹ. Hiện lực lượng nắm quyền lực thực tế ở Afghanistan đang cố gắng gom nhặt sự công nhận từ cộng đồng quốc tế. Tuy vậy, nỗ lực đó chỉ mang lại những kết quả giới hạn do Taliban chưa thể có được sự tin tưởng.
Thành tựu hiếm hoi của Taliban
Tháng 8/2021, Mỹ rút các binh sĩ cuối cùng khỏi Afghanistan trong hỗn loạn, c̣n lực lượng Taliban "đường đường chính chính" tiến vào thủ đô Kabul trên xe bán tải và xe máy, đeo sau lưng những khẩu AK và ống phóng lựu đạn thô sơ.
Gần 3 năm từ thời điểm giành được quyền lực gần như tuyệt đối ở Afghanistan, các quan chức cấp cao Taliban đầu tháng 7/2024 đă lần đầu tiên tham dự một hội nghị về Afghanistan do Liên hợp quốc (LHQ) chủ tŕ tại thủ đô Doha của Qatar. Mang tên "Quy tŕnh Doha", tiến tŕnh đối thoại này khởi động từ tháng 5/2023, nhằm xây dựng cách tiếp cận thống nhất của quốc tế với Afghanistan.
Taliban không được mời dự cuộc họp đầu tiên (tháng 5/2023), từ chối tham dự ṿng đàm phán thứ hai (tháng 2/2024) để phản đối việc các nhóm xă hội dân sự Afghanistan cũng được mời. Theo New York Times, đây là lần thứ ba hội nghị được tổ chức và là lần đầu tiên Taliban cử đại diện góp mặt, sau khi LHQ xác nhận các nhóm phụ nữ Afghanistan sẽ không tham gia đối thoại.
H́nh ảnh các thành viên Taliban đến St. Peterburg của Nga dự hội nghị, trở thành đề tài rất được quan tâm.
Trong khi hội nghị thu hút phái viên từ 25 quốc gia và tổ chức quốc tế như Nga, Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), nó đă vấp phản ứng v́ thiếu vắng đại diện của các tổ chức Afghanistan không thuộc Taliban. Nhiều người cho rằng LHQ đă ưu ái thái quá chỉ để đưa Taliban đến hội nghị. Bất chấp những phản đối đó, quan chức LHQ Rosemary DiCarlo, người chủ tŕ cuộc họp, nhấn mạnh, "vấn đề về quản trị toàn diện, quyền phụ nữ, quyền con người nói chung nằm trong chương tŕnh nghị sự".
New York Times dẫn lời các viên chức LHQ tuần trước cũng trấn an rằng, hội nghị ở Doha không phải bước tiến tới việc chính thức công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan. Đến nay vẫn chưa có bất cứ quốc gia nào bày tỏ ư định sẵn sàng công nhận Taliban. LHQ dường như trông đợi vào việc có thể tương tác với Taliban trong các lĩnh vực rất cấp bách hiện nay ở khu vực Trung và Nam Á là chống khủng bố.
Ở chiều ngược lại, phát ngôn viên chính quyền Taliban Zabihullah Mujahid, người dẫn đầu phái đoàn Taliban đến Doha, nói rằng sự kiện vừa diễn ra giúp thông điệp của Taliban "đến được với mọi quốc gia tham dự hội nghị". Ông cho biết, Taliban muốn thảo luận với quốc tế về vấn đề kinh tế và các biện pháp trừng phạt. Ông Mujahid cũng khẳng định, Afghanistan dưới thời Taliban cần quốc tế hợp tác trong cuộc chiến chống ma túy.
"Hầu hết các quốc gia đều bày tỏ mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực này", ông Mujahid quả quyết. Đáng chú ư, quan chức Taliban "thừa nhận các vấn đề về phụ nữ", nhưng khẳng định đó "là vấn đề của riêng Afhganistan", tức Kabul không sẵn sàng để cộng đồng quốc tế tham gia hoạch định chính sách liên quan đến phụ nữ.
Giới quan sát nhận định, sự kiện ở Doha có thể xem là một chiến thắng ngoại giao đầu tiên của Taliban trong bối cảnh họ đă hứng chịu t́nh cảnh bị cô lập 3 năm qua v́ từ chối đáp ứng các yêu cầu về quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Reuters cho biết, các cuộc đàm phán diễn ra kín và truyền thông không được tiếp cận. Tuy nhiên, phái đoàn Taliban đă đăng nhiều video ghi lại sự hiện diện của các thành viên trong các phiên họp ở Doha lên mạng xă hội. Michael Kugelman, Giám đốc Viện Nam Á thuộc Trung tâm Wilson, mô tả, Taliban đă đạt được hầu hết mong muốn ở Doha v́ "họ đă thảo luận được những vấn đề mà họ muốn và loại trừ được những người mà họ không muốn có mặt".
Trước hội nghị ở Doha, Taliban cũng đă gặt hái một số kết quả giới hạn trong nỗ lực phá thế cô lập từ cộng đồng quốc tế. Năm ngoái, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp tác với Afghanistan dưới thời Taliban trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ. Trong khi đó, Nga đă chủ tŕ hội nghị với chính quyền Taliban về các mối đe dọa trong khu vực và cho biết sẽ tiếp tục tài trợ Afghanistan. Tháng 5/2024, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gợi ư khả năng Moscow có thể đưa Taliban ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố, mở đường để hai bên có thể mở rộng tương tác. Nga cũng mời Taliban dự Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF) diễn ra tháng 6/2024.
Thế giới có cần Afghanistan?
Việc Taliban tiếp quản Kabul từ 2021 làm thay đổi bối cảnh chính trị ở Afghanistan, nhưng rơ ràng nó không thay đổi đặc tính địa lư của quốc gia nằm giữa Trung-Nam Á. Afghanistan có vị trí địa lí đặc biệt. Nó án ngữ tuyến đường kết nối Trung Quốc ở phía Đông dẫn đến Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Tây; chắn ngang hành lang chạy từ nước Nga ở phương Bắc xuống Ấn Độ và các nước vùng Vịnh giàu có phía Nam. Đối với các cường quốc láng giềng, họ không muốn vướng vào bất cứ cuộc xung đột nào có liên quan đến Afghanistan, nhưng vẫn cần quốc gia này như một vùng đệm ngăn cách với đối thủ tiềm tàng phía bên kia; cũng như có động lực để ngăn ngừa nguy cơ Afghanistan trở thành cái nôi của các chiến binh cực đoan, tội phạm ma túy và buôn lậu.
Các thành viên Taliban tuần tra ở Kabul với súng trên tay.
Taliban gần đây thúc đẩy chính sách đối ngoại được mô tả là trung lập và quảng bá Afghanistan như một mắt xích có thể tạo ra nguồn lợi cho các quốc gia lân cận. Tuy không đáp ứng được hầu hết ḱ vọng của quốc tế, Taliban cho thấy họ có năng lực trong việc kiềm chế hoạt động của các nhóm vũ trang cực đoan, phần nào khiến các quốc gia lân cận yên tâm hơn về nguy cơ an ninh từ Afghanistan. Các nước láng giềng của Afghanistan từng rất lo ngại bạo lực sẽ lan qua biên giới của họ đến các điểm nóng như khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát hoặc thung lũng Fergana ở Trung Á.
Qua thời gian, nhiều quốc gia láng giềng dường như ngỏ ư chấp nhận thực tế quyền lực ở Afghanistan và gợi mở khả năng đối thoại cùng Taliban để giải quyết các vấn đề về an ninh và kinh tế. Năm 2023, Kazakhstan đă đưa Taliban ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố với giải thích rằng, Hội đồng Bảo an LHQ cũng không coi Taliban là một tổ chức khủng bố. Động thái này được Nga hoan nghênh sẽ giúp cải thiện ḷng tin, trong việc "duy tŕ an ninh khu vực, chống khủng bố và tội phạm ma túy".
Theo International Crisis Group, về kinh tế, Taliban đang theo đuổi những kế hoạch đầy tham vọng như xây dựng đường sắt xuyên biên giới, các tuyến ống dẫn năng lượng và hành lang kết nối điện. Taliban trông đợi việc mở rộng hợp tác kinh tế sẽ giúp mang lại sự thịnh vượng cho Afghanistan. Dù rào cản từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây vẫn c̣n, nhưng động lực để các quốc gia mong muốn hợp tác với Afghanistan ngày một lớn hơn, trong bối cảnh nhiều nước Trung Á đang t́m kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa mới; c̣n vùng Nam Á cần nguồn cung dầu mỏ, khí đốt và điện ổn định.
Một số chính trị gia cũng tin rằng, việc cho phép Afghanistan dưới thời Taliban tham gia sâu hơn vào cấu trúc kinh tế khu vực có thể là cách tác động đến các chính sách khác của họ, đồng thời biến chính quyền Taliban "thành một thực thể dễ dự đoán hơn". Bên cạnh đó, kinh tế Afghanistan được cải thiện sẽ giúp đời sống của người dân tốt lên, góp phần đẩy lùi ảnh hưởng của các nhóm Hồi giáo cực đoan. Số liệu của LHQ chỉ ra rằng, có đến 84% hộ gia đ́nh Afghanistan không đủ thu nhập để mua thức ăn. Đối với các quốc gia ở xa hơn, ví dụ như châu Âu, họ cũng được hưởng lợi nếu Afghanistan ngăn ngừa được các nhóm khủng bố, kiểm soát ma túy và ḍng người di cư.
Chưa rơ những toan tính của Taliban có thể trở thành hiện thực hay không, khi cộng đồng quốc tế chưa thể đặt niềm tin vào một thực thể đưa ra nhiều quyết sách c̣n gây tranh căi. Giới truyền thông cho biết, dù chưa được các nước công nhận, nhưng các phái viên Taliban trong bộ trang phục truyền thống và đội khăn xếp, nằm trong nhóm những người di chuyển thường xuyên nhất bằng máy bay tới khắp nơi trên thế giới để tham dự những cuộc họp. Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Afghanistan của Taliban, ông Amir Khan Muttaqi, th́ tiếp các phái đoàn quốc tế tại Kabul hầu như mỗi ngày bên trong những căn pḥng sang trọng, được bài trí với ảnh lănh đạo và cờ Taliban.
Liệu những diễn biến tích cực đó có thể trở thành động lực để Taliban từ bỏ cách tiếp cận cực đoan và gặt hái thêm những thành công lớn hơn về ngoại giao? Thời gian sẽ cho câu trả lời.