Trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở thủ đô Astana của Kazakhstan, ông Erdogan cho hay: “Hiện tại, kim ngạch thương mại giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là 55 tỷ USD” và ông tin tưởng rằng hai bên có thể đạt được mục tiêu tăng gấp đôi con số đó.
Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng quan hệ giữa hai nước đă phát triển ổn định bất chấp t́nh h́nh toàn cầu phức tạp.
Ông cho biết Moscow và Ankara đang theo đuổi các dự án chung có quy mô lớn theo kế hoạch, đồng thời nhấn mạnh rằng hiện "không có trở ngại nào".
Vào năm 2023, hai nhà lănh đạo đă đạt được đồng thuận về việc khuyến khích đầu tư lẫn nhau và giúp các doanh nghiệp Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thâm nhập thị trường của nhau. Họ cũng đă nhất trí đưa đồng rúp Nga làm đơn vị tiền tệ thanh toán trong thương mại song phương, bao gồm cả thanh toán cho nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga.
Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng vọt vào năm 2022, vượt quá 62 tỷ USD, sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow. Con số này sau đó đă giảm nhẹ do mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ khi Washington t́m cách ngăn chặn ḍng chảy của các sản phẩm như máy móc công nghiệp và phụ tùng thay thế được cho là có thể giúp quân đội Nga.
Các quan chức Mỹ đă nhiều lần xác định Thổ Nhĩ Kỳ là trung tâm tiềm ẩn khả năng giúp Nga lách lệnh trừng phạt, trong khi một số quan chức phương Tây nêu lên mối lo ngại về cáo buộc giao dịch giữa các công ty Thổ Nhĩ Kỳ và các thực thể Nga bị trừng phạt.
Moscow và Ankara hiện đang triển khai một số sáng kiến liên quan đến xuất khẩu khí đốt tự nhiên và có kế hoạch tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.
Hồi tháng trước, nhân chuyến công du Trung Quốc, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho hay quốc gia này muốn trở thành thành viên của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nền kinh tế lớn nhất khu vực. Quốc gia này đặt mục tiêu đa dạng hóa quan hệ kinh tế và tăng cường hợp tác với các nước đang phát triển nhanh chóng.
Theo các chuyên gia, việc gia nhập BRICS sẽ giúp chính quyền Ankara tiếp cận một thị trường rộng lớn, có cơ hội đẩy mạnh thương mại và đầu tư với các nền kinh tế hàng đầu của các nước đang phát triển
Nga được cho là đă hoan nghênh việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS. Người phát ngôn của Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho hay Điện Kremlin ủng hộ việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập với tư cách là một quốc gia mở rộng.