Tên lửa Trường Chinh-10 vượt qua cuộc thử nghiệm hệ thống đẩy đầu tiên, trong nỗ lực đưa con người lên Mặt trăng vào năm 2030 của Trung Quốc.
Trung Quốc đă hoàn thành cuộc thử nghiệm hệ thống đẩy đầu tiên cho tên lửa Trường Chinh-10 (Long March-10), tên lửa sẽ được sử dụng để đưa các phi hành gia Trung Quốc lên Mặt trăng vào năm 2030.
Tên lửa Trường Chinh-10 của Trung Quốc vượt qua cuộc thử nghiệm hệ thống đẩy đầu tiên. (Ảnh: CCTV)
Theo Viện Công nghệ Tàu vũ trụ Trung Quốc (CALT), nhà phát triển tên lửa thuộc sở hữu nhà nước, ba động cơ YF-100K cho tầng đầu tiên của tên lửa đă được kích hoạt đồng thời trong cuộc thử nghiệm hôm 14/6 tại quận Fengtai, thủ đô Bắc Kinh.
Viện Công nghệ Tàu vũ trụ Trung Quốc cho biết các động cơ tạo ra lực đẩy tổng hợp 382 tấn trong vài phút, “khởi động b́nh thường, hoạt động ổn định và tắt đúng lịch tŕnh”.
Viện nghiên cứu cho biết thêm rằng việc phát triển tên lửa đă đi vào "giai đoạn nước rút" để thực hiện các bài kiểm tra cấp hệ thống hướng với quy mô lớn, hướng tới chuyến bay đầu tiên.
Trường Chinh-10, cao 92,5 m, là tên lửa siêu nặng ba tầng đốt cháy dầu hỏa và oxy lỏng.
Tầng đầu tiên của nó rộng 5 m và được trang bị bảy động cơ YF-100K. Cùng với hai tên lửa đẩy, mỗi tên lửa cũng bao gồm bảy động cơ YF-100K, có thể tạo ra lực đẩy cực lớn 2.678 tấn khi cất cánh.
Tên lửa có khả năng vận chuyển ít nhất 27 tấn lên quỹ đạo chuyển tiếp Trái đất - Mặt trăng, gấp khoảng ba lần công suất của Trường Chinh-5, tên lửa mạnh nhất của Trung Quốc cho đến hiện tại.
Đối với kế hoạch đưa con người lên Mặt trăng của Trung Quốc, tên lửa Trường Chinh-10 sẽ thực hiện hai nhiệm vụ phóng, một là đưa tàu vũ trụ Mộng Châu (Mengzhou) lên quỹ đạo Mặt trăng, và nhiệm vụ thứ hai là phóng tàu đổ bộ Mặt trăng Lăm Nguyệt (Lanyue).
Sau đó, hai tàu vũ trụ này sẽ gặp gỡ và kết nối với nhau trên quỹ đạo Mặt trăng. Hai phi hành gia từ tàu Mộng Châu sẽ chuyển sang tàu đổ bộ Lăm Nguyệt.
Theo đài truyền h́nh nhà nước CCTV , sau khi tàu đổ bộ hạ cánh xuống bề mặt Mặt trăng, các phi hành gia sẽ lái một chiếc xe tự hành để thực hiện các cuộc điều tra khoa học và thu thập các mẫu đá.
CCTV cho biết thêm, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các phi hành gia sẽ quay trở lại Lăm Nguyệt và rời khỏi Mặt trăng. Họ sẽ kết nối với Mộng Châu trên quỹ đạo Mặt trăng và trở về Trái đất cùng với các mẫu vật đă thu thập được. Thông tin này được đưa ra vào tháng 7/2023 sau một bài kiểm tra động cơ YF-100K thành công.
“Cuộc thử nghiệm hôm 14/6 đă xác minh một số công nghệ tiên tiến mà giờ đây chúng tôi có thể tự tin sử dụng cho các nhiệm vụ bay” , kỹ sư Wang Qingwei của CALT cho biết.
Xu Hongping, đồng nghiệp của Wang cho biết: "Cuộc thử nghiệm đă thúc đẩy tinh thần của chúng tôi và cung cấp những hiểu biết giá trị để chúng tôi hoàn thành các bài kiểm tra và chuyến bay tiếp theo".
Trung Quốc đang nghiên cứu các thành phần quan trọng khác của kế hoạch đổ bộ Mặt trăng, chẳng hạn như tàu vũ trụ chở phi hành đoàn, tàu đổ bộ và xe tự hành, cũng như bộ đồ đổ bộ lên mặt trăng.
Nguyên mẫu của chúng hiện đang được sản xuất và Trung Quốc đặt mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2030.