“Đời cô Lựu” được xem là vở cải lương kinh điển, bệ phóng cho một thế hệ nghệ sĩ tài danh vụt sáng. Dịp hiếm hoi NSND Bạch Tuyết chia sẻ kư ức khó phai về tác phẩm. Trong tập mới nhất của Học viện cải lương, NSND Bạch Tuyết nhấn mạnh nghệ sĩ phải có bản lĩnh trên sân khấu, làm chủ t́nh h́nh.
Tại đây, nghệ sĩ cũng nhắc lại một t́nh huống trong vở cải lương kinh điển Đời cô Lựu khi bà và NSND Thanh Hải cùng sáng tạo ra một bài mới. Đó là cảnh cô Lựu gặp lại con, trong nỗi niềm xen lẫn giữa t́nh thâm, máu mủ, thương chồng con, thương cả phận ḿnh trong cảnh bẽ bàng… Tất cả như dồn nén trong niềm đau, uất nghẹn của 18 năm, v́ vậy nó không thể chỉ dừng lại ở âm điệu buồn, tự sự.
Đến cả bài Phụng Hoàng (một bài trong những bài cơ bản của cải lương, thuộc hơi oán, nhịp 8 – PV) cũng chưa đủ mức độ diễn tả. Và người nghệ sĩ biểu diễn cùng nhạc sĩ đă tạo ra một điệu thức trên nền hơi Oán nhưng ca theo dây kép: “Nhưng ai có ngờ… đâu…”.
Dứt bài ca này cũng là cách tạo ra bước “gối đầu” cho NSND Minh Vương sau đó vào vọng cổ. Nhân đây, bà nhắc lại việc nghệ sĩ phải đọc kỹ kịch bản, thấu hiểu nhân vật mới có thể phân tích đúng, sâu sắc.
Trong vở, NSND Minh Vương vào vai Vơ Minh Luân, con trai của cô Lựu do NSND Bạch Tuyết đảm nhận.
Ông kể trong kịch bản có đoạn bà Hai Hương kêu con trai lại gặp ba – là nhân vật Vơ Minh Thành. Trong nguyên tác, sau khi đứa con chạy lại th́ nhân vật Vơ Minh Thành sẽ vô câu vọng cổ nhưng NSND Minh Vương cảm giác chưa thỏa đáng. Từ đó, ông đề nghị viết thêm một lớp tâm lư cho nhân vật Vơ Minh Luân và dùng bản Văn thiên tường với 3 tiếng “ba hỡi ba” mang đậm dấu ấn Minh Vương.
Ông lấy câu chuyện này để nhắn nhủ các thí sinh về sự chủ động, sáng tạo hợp lư trong nghệ thuật để tạo nên những mảng miếng giá trị, góp phần nâng cao chất lượng vở diễn, lưu dấu ấn với khán giả.
NSND Bạch Tuyết tiết lộ dành nhiều t́nh cảm, sự trân trọng cho NSND Minh Vương khi cùng diễn vở Đời cô Lựu. Bà tự nhận là “fan ruột” của NSND Minh Vương trong tuồng này.
Nữ nghệ sĩ tâm sự: “Nghệ sĩ phải luôn sáng tạo và tưởng tượng. NSND Năm Châu từng nói nghệ sĩ diễn giả nhưng phải để khán giả tin v́ những cái giả đó là thật ở ngoài đời. Như câu chuyện của NSND Minh Vương trong vở Đời cô Lựu, một đứa bé sau mười mấy năm không gặp cha th́ không thể đứng thụ động để nghe người cha ca vọng cổ”.
NSND Bạch Tuyết nhấn mạnh thí sinh phải làm cho chữ nghĩa sống động qua lời ca, phát âm tṛn vành rơ chữ, tạo được sự chú ư. “Khán giả ngồi xa nên nghệ sĩ phải ca cho họ hiểu mới cảm rồi thương được”.
Đời cô Lựu là vở cải lương nổi tiếng nhất của soạn giả Trần Hữu Trang, soạn khoảng năm 1936 cũng là một trong những vở cải lương hay nhất trước năm 1945.
Tác phẩm kể về số phận đau khổ, éo le của cô Lựu dưới xă hội phong kiến, thực dân. Cô được xem là một nạn nhân của xă hội lúc bấy giờ, biểu tượng của người nông dân ở các vùng quê Nam Bộ.
Một trong những cảnh diễn cao trào, khi cô Lựu gặp lại con trai. Đây là cảnh diễn để lại dấu ấn trong ḷng khán giả nhiều thế hệ. Người xem có thể nhớ đến từng chi tiết trong hành động, lời nói của các nhân vật, từ sự đau đớn cam chịu của cô Lựu, đến chất giọng ch́ chiết, nhừa nhựa nhưng xuyên thấu tâm can của ông hội đồng Thăng và cả lớp diễn duyên dáng, hóm hỉnh giữa cô Bảy cán vá với anh thợ bạc. Cảnh diễn cuối khi cô Lựu gặp lại người chồng năm xưa cũng khiến người xem xúc động…