Đài CNN cho biết, trong tuần trước, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden "hối thúc" các đồng minh Trung Đông lên tiếng với Hamas nhằm ép nhóm này chấp nhận đề xuất ngừng bắn mới nhất của Israel.
Mỹ - không ít lần công khai kêu gọi Hamas chấp nhận loạt đề xuất trước đó nhằm chấm dứt thế bế tắc, nhưng quốc gia này chưa từng triển khai một chiến dịch gây áp lực bằng cách yêu cầu cụ thể từng quốc gia góp sức như hiện tại.
Ngoại trưởng Antony Blinken đă có nhiều cuộc điện đàm với các nhân vật chủ chốt ở khu vực và nhiều quan chức ngoại giao cấp cao khác tham gia chiến dịch. Đặc phái viên Trung Đông Brett McGurk sang Ai Cập c̣n Giám đốc Cục T́nh báo trung ương (CIA) Bill Burns đến Qatar với hy vọng tiếp thêm sức cho đàm phán.Theo Tổng thống Biden, phản hồi ban đầu từ Hamas dường như không mấy khả quan. CNN dẫn tuyên bố của nhóm Hamas: “Đề xuất không đảm bảo ngừng bắn vĩnh viễn mà chỉ là tạm thời, hơn nữa nó lại cho phép lực lượng Israel ở lại Dải Gaza”.
Một quan chức Mỹ tiết lộ nước này tin rằng vẫn có cơ hội đạt thỏa thuận. Một nguồn tin khác nói với CNN rằng Ai Cập nhận được tín hiệu tích cực từ Hamas. Dự kiến nhóm sẽ đưa ra phản hồi chính thức trong vài ngày tới.
Theo CNN, Mỹ thúc đẩy Ai Cập, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ gây áp lực ở nhiều điểm, chẳng hạn như dọa đóng băng tài khoản ngân hàng hoặc dọa áp đặt hạn chế đi lại với các thành viên Hamas. Đặc biệt, chính quyền Tổng thống Biden muốn Qatar (nước cho Hamas đặt văn pḥng chính trị) tuyên bố sẽ trục xuất nhóm nếu họ không chấp nhận đề xuất, c̣n Ai Cập đe dọa đóng cửa khẩu tiếp cận Gaza.
Ngày 5.6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Matt Miller tuyên bố Mỹ ghi nhận cả Ai Cập lẫn Qatar đều đang gây áp lực đáng kể lên Hamas, nhưng ông từ chối cung cấp thông tin chi tiết.
Nguồn tin cho biết Mỹ không có kế hoạch B cho trường hợp Hamas không nhượng bộ. T́nh h́nh càng cấp bách với Tổng thống Biden khi đảng Dân chủ sắp tổ chức đại hội toàn quốc chọn ứng viên đại diện chính thức và bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 11.
|