Những ngày gần đây, các báo cáo về thời tiết cho thấy, nhiệt độ ở Ấn Độ thường xuyên ở mức rất cao với nhiều ngày trên 50 độ C, khiến hàng trăm người chết v́ nắng nóng.
Nắng nóng kỷ lục tại Ấn Độ
Nắng nóng nghiêm trọng tại Ấn Độ, đặc biệt là tại khu vực miền Bắc nước này kéo dài liên tục trong hơn 1 tháng qua và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong vài ngày tới. Đỉnh điểm của nắng nóng là trong 3 tuần gần đây khi nhiệt độ đỉnh trong ngày liên tục lập kỷ lục mới, trong khi nền nhiệt trung b́nh cũng ở mức rất cao. Ví dụ, hôm 29/5, nhiệt độ cao nhất ghi nhận tại trạm khí tượng ở Mungeshpur, ngoại ô thủ đô New Delhi là 52,9 độ C, mức kỷ lục mới tại nước này. Mức nhiệt trung b́nh trong khoảng 2 tuần qua tại miền Bắc Ấn Độ phổ biến trong khoảng từ 42 đến 48 độ C.
Đặc biệt, nhiệt độ ngoài trời vào buổi đêm, thời điểm không có ánh nắng Mặt Trời, cũng thường xuyên đứng ở mức cao, trên 30 độ C, gây ra cảm giác mệt mỏi kéo dài cho người dân, đặc biệt là người lao động, người nghèo. Các nghiên cứu khoa học đă cho thấy việc nhiệt độ buổi đêm trên 30 độ C sẽ khiến cơ thể con người không có thời gian để hồi phục sau thời gian nắng nóng ban ngày; v́ thế nhanh có cảm giác mệt mỏi, mất nước, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và sức đề kháng. Dù chưa có một thống kê đầy đủ, truyền thông Ấn Độ cho biết, số người tử vong do sốc nhiệt, mất nước, say nắng tại nước này trong đợt nắng nóng nghiêm trọng năm nay đă lên tới con số hàng trăm.
Thiếu nước sinh hoạt trong những ngày nắng nóng vừa qua khiến người dân ở khu dân cư Chanakyapuri, trung tâm Thủ đô New Delhi phải nhờ tới các xe bồn của chính quyền thành phố tiếp nước. Ảnh: ANI
T́nh h́nh nắng nóng tại Ấn Độ xảy ra trùng hợp với thời điểm đất nước này tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội kéo dài tới 6 tuần. Đây chính là nguyên nhân khiến cho số người tử vong v́ các bệnh lư liên quan tới nhiệt độ gia tăng. Trong các đợt bỏ phiếu cuối cùng của cuộc bầu cử này, rất nhiều nhân viên tham gia giám sát, tổ chức bầu cử đă thiệt mạng vi nắng nóng.
Mặc dù, mùa hè ở Ấn Độ từ lâu đă được coi là quăng thời gian khắc nghiệt trong năm nhưng với những diễn biến thời tiết trong thời gian qua, có thể nói quốc gia Nam Á này đang trải qua những hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường.
Một số chuyên gia tin rằng hiện tượng nóng lên giai đoạn hậu El Niño năm 2023-2024 đă góp phần khiến nhiệt độ ở miền bắc Ấn Độ năm nay cao hơn b́nh thường. Theo các lư giải khoa học, El Niño làm giảm lượng gió mùa tại Ấn Độ do hoàn lưu Walker suy yếu làm gián đoạn luồng không khí ẩm từ Ấn Độ Dương tới tiểu lục địa Ấn Độ. V́ vậy, nó làm giảm độ ẩm có trong gió, do đó tạo ra điều kiện thời tiết, khí hậu khô hơn. El Niño cũng tạo ra các vùng áp suất cao trên tiểu lục địa Ấn Độ, ngăn chặn sự h́nh thành mây và giảm lượng mưa. Việc không có mây cũng góp phần gây ra đợt nắng nóng hiện nay ở miền Bắc và miền Trung Ấn Độ. Đó là chưa kể đến khu vực miền Bắc Ấn Độ, trong đó có thủ đô New Delhi chịu sự chi phối mạnh của khối khí lục địa khô, bắt nguồn từ khu vực sa mạc Thar và các vùng khô nóng ở phía Tây và Tây Bắc nhất là vào mùa hè. Sự suy giảm độ che phủ của cây cối cũng khiến t́nh h́nh nắng nóng trầm trọng hơn.
Theo Global Forest Watch, Ấn Độ đă mất 2,33 triệu ha rừng từ năm 2001 đến năm 2023, tương đương với mức giảm 6% độ che phủ kể từ năm 2000. Cuối cùng, quá tŕnh đô thị hóa gia tăng, kéo theo hiện tượng đảo nhiệt đô thị càng làm t́nh h́nh nóng bức thêm nghiêm trọng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 15/5 vừa qua cho thấy chỉ riêng việc đô thị hóa đă khiến t́nh trạng nóng lên ở các thành phố của Ấn Độ tăng 60%.
Ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng cực đoan
Nắng nóng đúng vào thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ. Trong suốt cuộc vận động tranh cử kéo dài nhiều tuần lễ, để lôi cuốn cử tri bỏ phiếu, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và các quan chức đảng BJP cầm quyền luôn nhắc tới thành tựu trong 2 nhiệm kỳ qua là đă biến Ấn Độ trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong nhóm G20. Ấn Độ, v́ thế đang trên đường trở thành nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, sự thực vẫn đang được chứng minh là những công việc cần thiết để đạt được tầm nh́n đó lại phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết cả ở hiện tại và tương lai.
Đây là một thực tế không thể chối bỏ. Cần thấy rằng, Ấn Độ vẫn là đất nước có ngành nông nghiệp lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế vốn phụ thuộc vào một dây chuyền các phản ứng kinh tế xă hội, bắt đầu bởi mùa gió mùa ẩm ướt kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Những ngày nắng nóng dữ dội vừa qua đă cho ta thấy điều đó.
Trước tiên, nắng nóng khốc liệt kéo dài gây ra t́nh trạng thiếu trầm trọng nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Thống kê nhiều năm qua cho thấy, nhiệt độ thiêu đốt từ tháng 3 đến tháng 5 làm tàn lụi cây trồng, chẳng hạn như đợt nắng nóng năm 2022 khiến sản lượng lúa ḿ tại Ấn Độ giảm khoảng 4,5%. Tiếp đến, rất nhiều sản phẩm nông nghiệp tại quốc gia Nam Á này bị hư hỏng, hoặc giảm chất lượng v́ nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc thiếu hệ thống kho lạnh bảo quản và phân phối trước khi đến tay các hộ gia đ́nh. Một tính toán cho thấy, Ấn Độ mất đi lượng thực phẩm trị giá 18,4 tỷ USD trong năm tài chính 2020- 2021, 1/5 trong số đó là hoa quả bị thối hỏng. Lư do này góp phần khiến giá rau tại các chợ của Ấn Độ đă tăng ở mức hai con số trong 8 tháng qua, gây áp lực lên chi phí sinh hoạt và buộc người tiêu dùng phải phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng rẻ hơn, kém bổ dưỡng hơn.
Nắng nóng cực điểm cũng là cản trở lớn với nền kinh tế theo một cách khác. Trong khi các công nhân nhà máy và nhân viên văn pḥng có thể làm việc cả ngày trong điều kiện lư tưởng với điều ḥa nhiệt độ bất kể nhiệt độ bên ngoài như thế nào, th́ khoảng 93% lực lượng lao động Ấn Độ làm những công việc kém tổ chức hơn và rất ít trong số họ được đảm bảo điều kiện làm việc tốt. Khi nhiệt độ lên tới trên 40 độ C, nông dân và người lao động thành thị không có lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ dụng cụ xuống hoặc đối mặt với nguy cơ say nắng và sốc nhiệt. Điều đó khiến việc gia tăng năng suất lao động trở thành thách thức lớn. Các quốc gia có thu nhập trung b́nh cao – một mục tiêu mà Ấn Độ đang hướng đến thường đạt được khoảng 1/3 tăng trưởng kinh tế từ việc h́nh thành vốn cố định - nói một cách đơn giản là việc xây dựng mọi thứ. Đây chính là rào cản lớn.
Khi nắng nóng, người ta mong mưa. Nhưng mưa cũng là vấn đề với đất nước này khi nó đổ dồn vào một vài thời điểm và một vài nơi. Không khí ấm hơn giữ nhiều độ ẩm hơn, làm tăng nguy cơ mưa lớn đến mức làm ngập đồng ruộng và cuốn trôi mùa màng. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, có thể phá hủy toàn bộ cánh đồng chỉ trong vài phút, dường như ngày càng thường xuyên hơn. Một nghiên cứu gần đây ở vùng Kashmir, miền Bắc Ấn Độ chỉ ra rằng đă có 27 thảm họa như vậy vào năm 2022, so với 2 trận vào năm 2007.
Giải pháp của Ấn Độ
Nắng mưa là chuyện của trời, nhưng ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai luôn là mục tiêu của con người. Nắng nóng cực điểm cũng được coi là một loại thiên tai ở Ấn Độ, bởi thế Chính phủ nước này cũng đă có một kế hoạch hành động riêng để đối phó với nắng nóng. Chính quyền các cấp - tiểu bang, quận và thành phố cũng đă chuẩn bị các kế hoạch hành động về nắng nóng (HAP). Bản kế hoạch này nhằm mục đích tăng cường sự chuẩn bị và giảm thiểu tác động bất lợi của nắng nóng cực độ bằng cách vạch ra các chiến lược và biện pháp chuẩn bị, giải quyết và phục hồi sau các đợt nắng nóng. Cơ quan Quản lư Thảm họa Quốc gia và Cục Khí tượng Ấn Độ cũng đang hợp tác với 23 bang để phát triển các kế hoạch hành động này.
Cảnh sát Vùng lănh thổ liên bang Jammu và Kashmir, miền Bắc Ấn Độ sử dụng xe phun nước ra đường để hạ nhiệt nắng nóng hôm 29/5. Ảnh: ANI
Kế hoạch Hành động về nắng nóng ở Ấn Độ tuân theo một mô h́nh chung. Chúng cung cấp mô phỏng về đặc điểm nhiệt của các khu vực, bao gồm thông tin về số lượng các đợt nắng nóng trong quá khứ, xu hướng hàng năm về nhiệt độ tối đa vào mùa hè, nhiệt độ bề mặt đất. Sau đó, người ta sẽ đánh giá tính dễ bị tổn thương nhằm vạch ra các khu vực cần được chú ư ngay lập tức và một kế hoạch ứng phó. Kế hoạch này tŕnh bày các khuyến nghị nhằm giảm thiểu và giải quyết các tác động của thời tiết trước, trong và sau đợt nắng nóng, đồng thời nêu rơ vai tṛ và trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn khác nhau, chẳng hạn như cơ quan quản lư thiên tai, sở lao động và cảnh sát.
Giải pháp đối phó với nắng nóng tại Ấn Độ không thiếu, nhưng vấn đề nguồn lực để triển khai vẫn sẽ là cản trở lớn để nước này có thể hạn chế bớt ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt.
VietBF@ sưu tập