Một đoạn video làm giả h́nh ảnh và tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller được lan truyền một ngày sau thông tin Mỹ cho Ukraine dùng vũ khí viện trợ tấn công đất Nga.
Đoạn video được làm giả dài 49 giây cho thấy ông Miller đă phát biểu rằng thành phố Belgorod của Nga "về cơ bản không c̣n dân thường", do đó là mục tiêu tấn công hợp pháp của Ukraine. Video cũng cắt ghép cảnh ông Miller giống như đă trả lời phóng viên rằng "các nước khác đă cho phép sử dụng vũ khí tấn công sâu vào lănh thổ Nga".
The New York Times ngày 31.5 đưa tin tuyên bố của đoạn video trên là hoàn toàn sai sự thật và đây là video sử dụng công nghệ deepfake để làm giả quan chức ngoại giao Mỹ. Dù thực tế Belgorod là mục tiêu thường bị Ukraine tấn công, 340.000 cư dân ở đây chưa được sơ tán và các lớp học được diễn ra trực tuyến.
Thành phố Belgorod cách biên giới vùng Kharkiv (Ukraine) khoảng 40 km. Vào ngày 31.5, giới chức Mỹ đă xác nhận Washington cho phép Ukraine dùng vũ khí Mỹ tấn công hạn chế vào lănh thổ Nga ở gần Kharkiv.
Ông Matthew Miller đă lên án đoạn video trên, cho rằng đây là hành động của các nhân tố tại Nga. Các quan chức Mỹ cho biết họ không nắm thông tin về nguồn gốc của đoạn video dùng công nghệ deepfake, song coi đây là mối lo ngại về rủi ro tin giả thao túng dư luận về cuộc chiến tại Ukraine và diễn ngôn chính trị của Mỹ.
Đoạn video giả của ông Miller đă được ông Valery Fadeyev - Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Nga (HRC), cơ quan cố vấn cho tổng thống Nga - viện dẫn để chỉ trích Washington. Viết trên kênh Telegram của HRC, ông Fadeyev phản bác rằng khoảng 175 thường dân thiệt mạng và 800 người bị thương tại Belgorod kể từ khi chiến sự bùng phát vào năm 2022.
Hăng TASS đưa tin ông Fadeyev sau đó thừa nhận tuyên bố của quan chức Mỹ được lấy từ video giả mạo, nhưng cho rằng "tuyên bố đó không quá khác biệt với lập trường và hành động thực tế của Bộ Ngoại giao Mỹ".
|