Moscow đă thiết lập “thuế xuất cảnh” rất nặng giáng vào các công ty nước ngoài và giảm 50% giá trị tài sản của họ, buộc các công ty này phải ở lại Nga.
Hầu hết các công ty phương Tây tuyên bố ư định rời khỏi thị trường Nga sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vẫn ở lại Liên bang Nga và hiện nay họ lại đang thu lợi lớn.
Ngoài vấn đề lợi nhuận, c̣n một nguyên nhân khác khiến các công ty này không dám rời khỏi Nga.
Một quy tŕnh nghiêm ngặt và hiệu quả của Moscow đă ngăn cản việc các công ty nước ngoài rút lui, đồng thời thị trường và hoạt động tiêu dùng ngày càng tăng của Nga đă góp phần vào sự phát triển năng động, khiến nhiều công ty phương Tây đă “nghĩ lại”.
Theo số liệu của The Financial Times, kể từ thời điểm xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 02 năm 2022 hơn 2100 tập đoàn quốc tế vẫn ở Liên bang Nga, chiếm tỷ lệ cao hơn so với khoảng 1600 công ty quốc tế đă rời khỏi thị trường hoặc cắt giảm hoạt động của họ.
20 doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu ở lại Nga vẫn tiếp tục sản xuất, cung cấp các mặt hàng thiết yếu, tự tin hiện diện trên thị trường nội địa Nga.
Ví dụ như vào cuối năm 2023, doanh thu của PepsiCo (Mỹ) đă đạt mức kỷ lục kể từ thời Liên Xô, đưa thương hiệu này trở thành thương hiệu thực phẩm nước ngoài dẫn đầu tại Nga.
Công ty con Wimm-Bill-Dann của PepsiCo đă tăng lợi nhuận lên 2,6 lần và tổng doanh thu, bao gồm nước ngọt, sản phẩm từ sữa, thức ăn trẻ em và khoai tây chiên, tăng lên 4,7 tỷ USD (tăng 26%).
Financial Times c̣n cho biết, năm ngoái các ngân hàng chính của doanh nghiệp phương Tây đă nộp thuế cho Moscow lên tới 800 triệu euro, trong khi vào năm 2021 họ chỉ nộp vào kho bạc Nga 200 triệu euro).
Con số này cao gấp 4 lần so với trước khi Nga mở Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine, bất chấp lời hứa của họ là phải chấm dứt làm ăn buôn bán với Moscow và chuyển các cơ sở sản xuất, kinh doanh khỏi lănh thổ Nga, sau khi bùng phát chiến sự ở Ukraine.
Giới chủ các doanh nghiệp nước ngoài ở lại Nga đă nêu lí do là các hợp đồng cũ (kỳ trước năm 2022) không thể bị chấm dứt một cách đột ngột bất cứ khi nào, bởi các doanh nghiệp phương Tây cũng có những nghĩa vụ theo hợp đồng với đối tác Nga mà họ có nghĩa vụ phải tuân thủ.
“Nếu chúng tôi rời khỏi Nga, họ (các công ty Nga) sẽ lấy đi thương hiệu của chúng tôi. Tôi không nghĩ đó là một thỏa thuận tốt. Các đối thủ cạnh tranh như P&G và Colgate-Palmolive vẫn ở lại trong nước. Tại sao chúng ta nên làm điều này?” - thành viên hội đồng quản trị Unilever Nelson Peltz cho biết.
Theo tờ báo Anh The Financial Times, ngay cả những tập đoàn lớn như Avon Products, Air Liquide và Reckitt cũng không muốn thua lỗ khi đă đầu tư rất lớn để đánh chiếm thị trường Nga, nhưng lợi nhuận không phải là vấn đề chính, mà nguyên nhân xuất phát từ những chính sách mà Moscow áp dụng khiến họ muốn bỏ cũng khó.
The Financial Times tiết lộ, sau khi nhiều công ty phương Tây tuyên bố ư định rời khỏi thị trường nội địa Nga, Moscow đă thiết lập cái gọi là “thuế xuất cảnh” rất nặng giáng vào các công ty nước ngoài.
Nó thể hiện mức giảm giá 50% giá trị tài sản từ các quốc gia không thân thiện được bán cho người mua Nga và mức thuế tối thiểu 15% mà các công ty phương Tây muốn rời đi phải chi trả.
Do đó, sau khi phân tích tất cả các chi phí có thể xảy ra, đồng thời tính đến thực tế là thị trường Nga không những không suy giảm sau nhiều lệnh trừng phạt của phương Tây mà c̣n tiếp tục tích cực phát triển, được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng, nhiều công ty nước ngoài đă quyết định ở lại.
VietBF@ Sưu tập