Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/5 cảnh báo các nước phương Tây cần hiểu rằng việc Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công vào lănh thổ Nga sẽ khiến xung đột leo thang và dẫn đến “hậu quả nghiêm trọng”.
“Sự leo thang liên tục này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu những hậu quả nghiêm trọng này xảy ra ở châu Âu, Mỹ sẽ hành xử như thế nào khi xét đến sự ngang bằng của chúng tôi trong lĩnh vực vũ khí chiến lược? Điều đó rất khó nói. Họ có muốn xung đột toàn cầu không?”, Tổng thống Putin nói với các phóng viên khi kết thúc chuyến thăm 2 ngày tới Uzbekistan.
“Đại diện của các nước NATO, đặc biệt là ở châu Âu, phải nhận thức được họ đang chơi tṛ ǵ”, Tổng thống Nga cảnh báo.Ukraine đă đề nghị các nước phương Tây cho phép Kiev sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công sâu vào lănh thổ Nga.
Tuần trước, Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg đă kêu gọi các nước viện trợ vũ khí tầm xa cho Ukraine cho phép Kiev thực hiện các cuộc tấn công như vậy.
“Thành thật mà nói, tôi không biết Tổng thư kư NATO đang nói ǵ”, Tổng thống Putin nói, đề cập tới b́nh luận của ông Stoltenberg.
Nhà lănh đạo Nga nói thêm rằng, “ông Stoltenberg không hề mắc chứng mất trí nhớ” khi ông ấy làm việc mang tính xây dựng với Nga với tư cách là Thủ tướng Na Uy (2005- 2013).
Theo ông Putin, các cuộc tấn công chính xác tầm xa cần có thiết bị trinh sát không gian – thứ mà Ukraine không có nhưng Mỹ th́ có. Việc nhắm mục tiêu trong các cuộc tấn công như vậy đă được “các chuyên gia có tŕnh độ cao” từ phương Tây thực hiện mà không có sự tham gia của Ukraine.
Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh, truyền thông phương Tây đang phớt lờ các cuộc tấn công của Ukraine vào Belgorod và các khu vực khác của Nga dọc biên giới và chỉ tập trung vào bước tiến của Nga ở Kharkov.
Khi được hỏi liệu Nga có từ chối đàm phán với Ukraine hay không, ông Putin khẳng định: “Chúng tôi không từ chối!”.
Theo Tổng thống Putin, Ukraine đă kư kết một thỏa thuận với Nga vào tháng 3/2022 nhưng sau đó Kiev công khai phá bỏ và từ chối đàm phán thêm. Ông cũng mô tả nỗ lực của Kiev tại “hội nghị ḥa b́nh” ở Thụy Sĩ là nhằm đạt được sự ủng hộ của quốc tế đối với “nền tảng ḥa b́nh” hoàn toàn phi thực tế và không hiệu quả.
|