Tương lai của Trái đất là một địa ngục không thể ở được với sự xuất hiện của siêu lục địa mới, theo dự báo của các nhà nghiên cứu.
Dữ liệu địa lư Trái đất ngày nay (trái) và địa lư Trái đất 250 triệu năm sau nếu tất cả các lục địa hội tụ thành một siêu lục địa (phải). Ảnh: Đại học Bristol
Trái đất đă tồn tại được 4,5 tỉ năm và đă thay đổi rất nhiều trong khoảng thời gian đó. Những ǵ ban đầu là một khối magma nóng chảy, khuấy động, cuối cùng nguội đi và phát triển một vài mảng kiến tạo nhỏ; khoảng vài tỉ năm sau, hành tinh này được bao phủ bởi nhiều dạng siêu lục địa khác nhau và tràn ngập sự sống.
Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, Trái đất vẫn c̣n trẻ, xét về mặt vũ trụ học. Chúng ta mới đi được hơn một phần ba chặng đường trong ṿng đời có thể có của Trái đất và c̣n rất nhiều thay đổi sắp tới.
Theo một nghiên cứu được công bố năm ngoái - sử dụng siêu máy tính để mô h́nh hóa khí hậu trong 250 triệu năm tới, thế giới trong tương lai sẽ một lần nữa bị thống trị bởi một siêu lục địa duy nhất, và nó sẽ hầu như không thể ở được đối với bất kỳ loài động vật có vú nào.
Alexander Farnsworth, nghiên cứu viên cấp cao của Viện Môi trường Cabot tại Đại học Bristol (Anh) và là tác giả chính của nghiên cứu, xác nhận: “Triển vọng trong tương lai xa có vẻ rất ảm đạm”.
Ông giải thích: Mức độ CO2 có thể cao gấp đôi mức hiện tại. Với việc Mặt trời cũng được dự đoán sẽ phát ra bức xạ nhiều hơn khoảng 2,5% và siêu lục địa chủ yếu nằm ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, phần lớn hành tinh có thể phải đối mặt với nhiệt độ từ 40 đến 70 độ C.
Dự báo nhiệt độ phổ biến từ 40 đến 50 độ C và thậm chí nhiệt độ cực đoan hằng ngày c̣n lớn hơn. Ảnh: Đại học Bristol
Farnsworth cho biết, siêu lục địa mới - được gọi là Pangea Ultima, liên quan đến siêu lục địa cổ Pangea - sẽ tạo ra “cú sốc gấp ba”: Không chỉ thế giới sẽ phải đối phó với lượng CO2 trong khí quyển nhiều hơn khoảng 50% so với mức hiện tại; Mặt trời không chỉ sẽ nóng hơn hiện tại - điều này xảy ra với tất cả các ngôi sao khi chúng già đi, do lực đẩy và kéo giữa lực hấp dẫn và phản ứng nhiệt hạch diễn ra bên trong lơi - mà chính kích thước của siêu lục địa sẽ khiến nó trở nên nóng hơn, đến mức gần như hoàn toàn không thể ở được. Đó là do hiệu ứng lục địa, như trên thực tế đă thấy là các khu vực ven biển mát hơn và ẩm ướt hơn các khu vực bên trong đất liền.
Farnsworth nói, kết quả là một môi trường gần như thù địch, thiếu nguồn thức ăn và nước uống cho động vật có vú. Nhiệt độ phổ biến từ 40 đến 50 độ C và thậm chí nhiệt độ cực đoan hàng ngày c̣n lớn hơn, cộng với độ ẩm cao cuối cùng sẽ định đoạt số phận của con người. Con người - cùng với nhiều loài khác - sẽ chết do không thể tỏa nhiệt qua mồ hôi, làm mát cơ thể.
Benjamin Mills, Giáo sư về Tiến hóa Hệ thống Trái đất tại Đại học Leeds (Anh), người đứng đầu các tính toán, giải thích: “Chúng tôi nghĩ rằng CO2 có thể tăng từ khoảng 400 phần triệu (ppm) ngày nay lên hơn 600 ppm trong nhiều triệu năm tới. Tất nhiên, điều này giả định rằng, con người sẽ ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch, nếu không chúng ta sẽ thấy những con số đó sớm hơn rất nhiều”.
V́ vậy, trong khi nghiên cứu vẽ ra một bức tranh tuyệt vọng về Trái đất trong nhiều triệu năm nữa, các tác giả cũng cảnh báo đừng quên những vấn đề sắp xảy ra.
Eunice Lo, nghiên cứu viên về biến đổi khí hậu và sức khỏe tại Đại học Bristol, đồng tác giả của nghiên cứu, cảnh báo: “Điều cực kỳ quan trọng là không được bỏ qua cuộc khủng hoảng khí hậu hiện tại, vốn là kết quả của việc con người phát thải khí nhà kính”.
Bà Eunice Lo chỉ ra: “Chúng ta đang phải hứng chịu nắng nóng cực độ có hại cho sức khỏe con người. V́ vậy, điều quan trọng là phải đạt được mức phát thải ṛng bằng 0 càng sớm càng tốt”.
VietBF@ sưu tập