Tổng thống Kenya William Ruto sẽ trở thành nhà lănh đạo châu Phi đầu tiên sau hơn 15 năm có chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Mỹ.
Cơ hội để Mỹ khẳng định cam kết với châu Phi
Chuyến thăm của Tổng thống Kenya được cho là cơ hội để Tổng thống Mỹ Joe Biden thể hiện cam kết với châu Phi vào thời điểm Washington dường như đang cố gắng bắt kịp trong cam kết với lục địa này.
Tuy nhiên, mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh châu Phi khác đang bị căng thẳng khi các đối thủ chiến lược bao gồm Nga và Trung Quốc thách thức các khu vực ảnh hưởng truyền thống của phương Tây.
Tổng thống Kenya William Ruto và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters.
Từng có thời điểm, người ta cho rằng ông Ruto khó có thể được chào đón long trọng tại Nhà Trắng với các nghi lễ vốn chỉ dành riêng cho một số ít đồng minh thân cận của Mỹ mỗi năm. Ṭa án H́nh sự Quốc tế đă buộc tội ông Ruto phạm tội ác chống lại loài người liên quan đến bạo lực sau cuộc bầu cử hồi năm 2007 ở Kenya. Tuy nhiên, vụ việc nhanh chóng đi vào quên lăng và kể từ đó, ông Ruto đă tái khẳng định ḿnh là một đối tác không thể thiếu đối với Mỹ.
Đại sứ Mỹ tại Kenya Meg Whitman cho biết, Kenya là đồng minh lâu đời 60 năm của Mỹ. Quốc gia này có nền chính trị cơ bản ổn định nhất ở Đông Phi. Dưới thời ông Ruto, Kenya đă khẳng định và nâng cao vai tṛ là trung tâm ngoại giao và kinh doanh của khu vực, một “quốc gia neo đậu” của Mỹ trong một khu vực c̣n nhiều khó khăn, bất ổn.
Mặc dù ở trong nước, ông Ruto phải đối mặt với những phản đối về cách xử lư nền kinh tế đang gặp khó khăn, nhưng trên toàn cầu, ông đă cho thấy vai tṛ khi ủng hộ châu Phi về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và giảm nợ.
Kenya cũng là một đối tác an ninh quan trọng ở Đông Phi và đă làm hài ḷng Washington khi cam kết cử cảnh sát tới Haiti giúp ổn định trật tự. Cuộc điện đàm duy nhất mà Tổng thống Biden gọi cho một nhà lănh đạo ở châu Phi cận Sahara vào năm ngoái là với ông Ruto, để thảo luận về cam kết của Nairobi dẫn đầu một lực lượng đa quốc gia đến đất nước đang gặp khó khăn là Haiti.
Các nhà phân tích nghi ngờ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Kenya William Ruto chỉ như một phần nhằm bù đắp cho việc ông Biden đă không giữ lời hứa thăm châu Phi.
Tại hội nghị thượng đỉnh với các nhà lănh đạo châu Phi ở Washington hai năm trước, Tổng thống Biden cam kết với các vị khách của ḿnh rằng ông sẽ “hết ḿnh” v́ lục địa này. Nhưng kể từ đó, ông bị phân tâm bởi các cuộc khủng hoảng ở nơi khác, chẳng hạn như xung đột Nga - Ukraine và cuộc chiến ở Dải Gaza.
Chuyến thăm của Tổng thống Kenya diễn ra sau thông báo của chính quyền Mỹ về một chiến lược mới biến mối quan hệ của họ với các nước châu Phi thành quan hệ đối tác b́nh đẳng hơn, nhằm thúc đẩy lợi ích chiến lược của cả hai bên.
Ở một khía cạnh nào đó, ông Ruto là điển h́nh của cách tiếp cận như vậy, nhưng khi ông đến Washington, trọng tâm chú ư của dư luận lại tập trung vào những thất bại của Mỹ ở Tây Phi.
Thách thức Mỹ đang phải đối mặt ở châu Phi
Nếu có một quốc gia hiểu rơ nhất những thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt ở châu Phi th́ có lẽ đó là Niger.
Trong nhiều năm, đây là nơi đóng quân của hơn 1.000 lính Mỹ và là nơi họ tiến hành các hoạt động an ninh chống lại phiến quân Hồi giáo trong khu vực. Nhưng cuộc đảo chính năm ngoái đă thay đổi bản chất của mối quan hệ – với việc giới cầm quyền quân sự Niger ngày càng thân thiết hơn với Nga và Iran.
Những nỗ lực của Mỹ nhằm t́m cách tiếp tục hợp tác an ninh với Niger đă thất bại. Thủ tướng của chính quyền quân sự nói với tờ Washington Post rằng một phái đoàn cấp cao của Mỹ đă có “giọng điệu trịch thượng” và thể hiện “sự thiếu tôn trọng”. Ông cáo buộc Washington đang cố gắng điều khiển mối quan hệ của Niamey với các quốc gia khác.
Tuần này, Lầu Năm Góc xác nhận sẽ rút toàn bộ lực lượng khỏi Niger vào tháng 9 tới đây - mở ra cơ hội cho mối quan hệ thậm chí c̣n chặt chẽ hơn giữa Niger và Moscow.
Molly Phee, quan chức hàng đầu về các vấn đề châu Phi của Bộ Ngoại giao Mỹ nói: “Chúng tôi đă bày tỏ những lo ngại chính đáng về lộ tŕnh thảo luận của [Niger] với Nga và Iran. Rốt cuộc, hai bên không thể đạt được sự hiểu biết nhằm giải quyết các ưu tiên hàng đầu của ḿnh”.
Trong những tuần gần đây, một lực lượng nhỏ của Mỹ cũng đă buộc phải rời khỏi Chad, nước láng giềng của Niger, khi các quan chức địa phương đặt câu hỏi về tương lai của sự hiện diện của quân đội Mỹ.
Mỹ cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các quốc gia khác trên lục địa này. Một cuộc thăm ḍ của Gallup năm ngoái cho thấy Mỹ đă mất đi lợi thế quyền lực mềm trong khi Trung Quốc và Nga lại đang giành được thêm ảnh hưởng.
Cạnh tranh nước lớn, châu Phi đứng trước nhiều lựa chọn
“Trong lịch sử phương Tây luôn coi châu Phi là một vấn đề cần giải quyết”. Muritha Mutiga, Giám đốc chương tŕnh châu Phi của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cho biết những nước như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các quốc gia vùng Vịnh Arab khác coi đây là cơ hội để nắm bắt.
Chính quyền Biden nhận thức được vấn đề nêu trên nên đă bắt tay vào hành động và thu được một số thành công trong nỗ lực coi châu Phi là đối tác chiến lược.
Một loạt chuyến thăm của các quan chức cấp cao Mỹ đến khu vực đă khẳng định tầm quan trọng của Châu Phi là “lục địa của tương lai”, với dân số trẻ tăng nhanh, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và ảnh hưởng ngày càng tăng trên trường quốc tế.
Sự ủng hộ của Mỹ đă giúp các quốc gia châu Phi giành được sự đại diện tốt hơn tại các diễn đàn toàn cầu, như G20, IMF và Ngân hàng Thế giới, mặc dù Mỹ đă phải vật lộn để có được sự ủng hộ của châu Phi đối với quan điểm của ḿnh về cuộc chiến của Israel ở Gaza và xung đột Nga - Ukraine.
Chính quyền Mỹ cũng đă giành được nhiều lời khen ngợi khi đầu tư vào Hành lang Lobito, một tuyến đường sắt chạy qua Angola, Cộng ḥa Dân chủ Congo và Zambia vận chuyển các nguyên liệu thô quan trọng.
Kingsley Moghalu, nhà kinh tế chính trị người Nigeria và cựu thống đốc ngân hàng trung ương, cho biết: “Với Hành lang Lobito đó, [người Mỹ] đă quyết định nói bằng ngôn ngữ mà người châu Phi hiểu được”.
Alex Vines, người đứng đầu Chương tŕnh Châu Phi tại tổ chức tư vấn Chatham House ở London, bác bỏ quan điểm cho rằng quyền lực của phương Tây đang suy yếu ở Châu Phi.
“Một nhà lănh đạo châu Phi đă nói với tôi: 'Chúng tôi cảm thấy mệt mỏi với bữa tiệc buffet kiểu Trung Quốc, chúng tôi muốn gọi món, chúng tôi muốn có sự lựa chọn'", ông nói. “V́ vậy, tôi nghĩ điều chúng ta ngày càng thấy rơ là nhiều quốc gia châu Phi muốn một chút của Mỹ, nhưng họ sẽ muốn một chút của Nga, UAE hoặc Thổ Nhĩ Kỳ”.
“Có một ván cờ đang diễn ra, một cuộc tranh giành mới ở Châu Phi. Điểm khác biệt là bàn cờ, lục địa châu Phi giờ không hoàn toàn bị động. Nó có thể thu hút mọi người và thực sự làm họ ngạc nhiên”, Tiến sĩ Vines lưu ư.
VietBF@ sưu tập