Thanh thiếu niên có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn năo mô cầu, trở thành người lành mang trùng hoặc phát bệnh, tuy nhiên nhiều người chưa chú trọng pḥng ngừa.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết bệnh do năo mô cầu xuất hiện quanh năm nhưng dễ lây lan qua đường hô hấp và bùng phát thành dịch, gây hai bệnh điển h́nh là viêm màng năo và nhiễm trùng huyết. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ 10-20%, tỷ lệ tử vong 8-15%. Nếu được điều trị khỏi, người bệnh vẫn phải chịu các di chứng như tàn tật, điếc, liệt, tổn thương thận, ảnh hưởng năo, thiểu năng trí tuệ... Do đó, việc tiêm chủng để pḥng bệnh rất cần thiết, đặc biệt với thanh thiếu niên đang trong độ tuổi học tập, lao động.
Triệu chứng dễ nhầm lẫn
Triệu chứng của bệnh viêm màng năo do năo mô cầu gồm sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn, cứng cổ... dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, viêm đường hô hấp dẫn đến giảm khả năng phát hiện sớm. Vào mùa hè, ca bệnh xuất hiện rải rác và lẫn trong hội chứng viêm màng năo mủ.
Tỷ lệ mắc cao
Theo nghiên cứu năm 2010 đăng tải trên tạp chí Lancet, 23,7% người 19 tuổi mang vi khuẩn năo mô cầu song không biểu hiện triệu chứng, gần gấp đôi so với nhóm 30 và gấp ba so với nhóm 50 tuổi. Người lành mang trùng tức là những người nhiễm vi khuẩn nhưng không biểu hiện bệnh.
C̣n Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh Mỹ thống kê tỷ lệ mắc năo mô cầu cao nhất ở nhóm dưới 5 tuổi, tiếp theo là thanh thiếu niên từ 17 đến 21 tuổi, trong đó nhóm 18-20 tuổi có tỷ lệ mắc viêm màng năo mô cầu nhóm B cao nhất.
Tại Việt Nam, thống kê gần nhất được Cục Y tế dự pḥng, Bộ Y tế, trích dẫn năm 2016, cho biết tỷ lệ mắc viêm màng năo mô cầu khoảng 2,3 trên 100.000 dân, xếp thứ 6 trong 10 bệnh truyền nhiễm tỷ lệ tử vong cao nhất toàn quốc. Ca bệnh điển h́nh là nam thanh niên 22 tuổi ở thị xă Sơn Tây, Hà Nội, ngày 3/5 khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt (không rơ nhiệt độ), rét run. Ngày 5/5, bệnh nhân xuất hiện co giật toàn thân, phải cấp cứu và đang điều trị tích cực tại Bệnh viện Quân y 103.
Dễ lây lan
Vi khuẩn năo mô cầu dễ lây qua đường hô hấp, ví dụ thông qua các giọt nước bọt nhỏ bắn ra khi người nhiễm năo mô cầu ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, ly tách, tiếp xúc với nhiều người như sống trong các khu tập thể, khu cắm trại...
Khi cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Thanh thiếu niên, sinh viên sống ở môi trường đông đúc như kư túc xá, nhà trọ đông người, nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Lưu ư về vaccine pḥng bệnh
Nhiều người cho rằng người trẻ, khỏe mạnh không có nguy cơ nhiễm năo mô cầu, do đó chủ quan pḥng ngừa. Cũng có quan điểm gợi ư tiêm chủng khi dịch bệnh vào cao điểm.
Ngược lại, mầm bệnh có thể tấn công vào mọi thời điểm trong năm. V́ vậy, thanh thiếu niên nên chủng ngừa càng sớm càng tốt để tạo miễn dịch sớm.
Vi khuẩn năo mô cầu được phân loại thành 12 nhóm huyết thanh gây bệnh, thường gặp 6 nhóm A, B, C, Y, X và W-135. Vaccine không có tác dụng pḥng ngừa chéo giữa các nhóm. Mọi người nên chủng ngừa đúng và đủ loại, phác đồ ưu tiên gồm loại ngừa nhóm B và loại ngừa các nhóm A, C, Y, W-135.
Hiện Việt Nam có vaccine Bexsero (Italy), hiệu quả 95%, chỉ định cho người 2 tháng đến 50 tuổi; Menactra (Mỹ) pḥng năo mô cầu nhóm ACYW hiệu quả 90%, dành cho đối tượng từ 9 tháng đến 55 tuổi; Mengoc - BC (Cuba) pḥng năo mô cầu nhóm B, C dành cho người từ 6 tháng đến 45 tuổi.
Tương tự các vaccine khác, mũi ngừa năo mô cầu có thể gây sốt, đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm, nhức mỏi, chán ăn... Các triệu chứng thường nhẹ, tự khỏi sau khoảng 1-2 ngày.
Nếu sốt nhẹ dưới 38 độ, mọi người cần mặc quần áo thoải mái, bù dịch, uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Nếu sốt trên 38,5 độ, mọi người sử dụng thuốc hạ sốt chứa paracetamol. Nếu sốt cao trên 39 độ C và không đáp ứng thuốc hạ sốt, mọi người cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
|
|