Tỏi, bông cải xanh, sữa chua, việt quất giàu chất chống oxy hóa, chất béo, có tác dụng giảm viêm, kiểm soát đường huyết.
Viêm là yếu tố có mối liên hệ mật thiết với bệnh tiểu đường. Viêm mạn tính làm hỏng các tế bào sản xuất insulin, gây ra bệnh tiểu đường. Ngược lại, người bị tiểu đường nếu không kiểm soát đường huyết tốt làm tăng tiết các chất gây viêm, thúc đẩy tốc độ phá hủy các cơ quan trên cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng. Dưới đây là các loại thực phẩm góp phần kiểm soát đường huyết và giảm viêm.
Quả hạch: Ăn quả hạch thường xuyên góp phần duy tŕ đường huyết lúc đói thấp hơn, cải thiện t́nh trạng kháng insulin. Nó c̣n chứa chất béo chống viêm lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch.
Quả hạch giàu chất xơ, protein và chất béo cung cấp năng lượng mà không làm tăng lượng glucose (đường). Mỗi ngày người tiểu đường có thể ăn khoảng 30 g quả hạch như quả óc chó, hạnh nhân, hồ trăn (hạt dẻ cười), macca...
Bông cải xanh: Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyên người mắc bệnh này nên chọn các loại rau không chứa tinh bột cho các bữa ăn hằng ngày. Trong đó, bông cải xanh chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa như vitamin A và C giúp ổn định đường huyết. Các hợp chất chứa lưu huỳnh trong bông cải xanh cũng như rau họ cải khác có tác dụng chống viêm mạnh.
Tỏi: Thêm tỏi khi nấu ăn hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường. Loại gia vị này giàu các hợp chất lưu huỳnh allicin có đặc tính chống viêm, chống virus và kháng khuẩn.
Bí đao: Hàm lượng chất chống oxy hóa trong bí đao dồi dào giúp giảm viêm. Lượng carbohydrate trong bí đao khác nhau tùy theo loại. Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, nên ưu tiên nấu bí đao nhạt, luộc sơ và thưởng thức với salad.
Sữa chua: Sức khỏe đường ruột có liên quan đến hầu hết các vấn đề sức khỏe, kể cả bệnh tiểu đường. Men vi sinh trong sữa chua hỗ trợ giảm mức HgbA1c và đường huyết lúc đói ở người mắc bệnh tiểu đường type 2. Vi khuẩn có lợi microbiome trong sữa chua c̣n giảm các hợp chất gây viêm, góp phần kháng insulin. Nên chọn sữa chua không được hoặc ít đường, thêm trái cây hoặc các loại hạt để tăng hương vị.
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Ảnh: Anh Chi
Việt quất: Hiệp hội tiểu đường Mỹ ví việt quất là "siêu thực phẩm". Việt quất hay các loại quả mọng khác như dâu tây, nho có thể cải thiện t́nh trạng kháng insulin nếu ăn thường xuyên.
Việt quất cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa t́nh trạng viêm do các gốc tự do gây ra. Loại quả mọng này có hàm lượng chất xơ dồi dào, mang lại cảm giác no, ít ảnh hưởng đến đường huyết, giúp kiểm soát lượng glucose, giảm viêm và cảm giác thèm ăn.
Quế: Các loại gia vị thơm như nghệ, đinh hương và quế được sử dụng làm thuốc nhờ tác dụng chống viêm. Quế kết hợp với trà, nước uống hoặc thêm vào thức ăn cải thiện t́nh trạng kháng insulin, nhờ đó hạ đường huyết.
Cá hồi: Axit béo omega-3 trong cá hồi tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Omega-3 hỗ trợ ngăn ngừa các t́nh trạng viêm do tiểu đường. Các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá hồi, cá ṃi và cá thu giàu loại chất béo này.