Miệng hố Batagay gồm vách đá h́nh tṛn, lần đầu tiên được phát hiện qua ảnh vệ tinh vào năm 1991 sau khi một phần sườn đồi sụp đổ ở vùng Yana Uplands phía bắc Yakutia, Nga.
Lớp đất đóng băng vĩnh cửu lộ ra nằm trong phần sót lại của sườn đồi đă đông cứng suốt 650.000 năm, là lớp đất đóng băng vĩnh cửu lâu đời nhất ở Siberia và thứ hai trên thế giới.
Nghiên cứu mới cho thấy mặt vách đá của miệng hố Batagay đang thu hẹp dần ở tốc độ 12m/năm do đất đóng băng ră đông.
Phần sụp xuống của sườn đồi thấp hơn 55 m so với mặt vách đá cũng đang tan chảy nhanh chóng và lún dần.
Theo các nhà khoa học, miệng hố Batagay rộng 790m vào năm 2014. Năm 2023, miệng hố sụt khổng lồ này đă lên đến 990m, tức rộng thêm 200m trong chưa đầy 10 năm.
Các nhà khoa học cho biết, miệng hố vẫn ngày càng lớn ra, song đây là lần đầu tiên họ định lượng được lượng băng tan chảy trong miệng núi lửa.