Những người bất đồng chính kiến sống ở Hoa Kỳ đang phải gánh chịu những biện pháp xấu xa và cực đoan như đe dọa, quấy rối và thậm chí là các cuộc tấn công có kế hoạch từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo phân tích của Associated Press (AP) về các vụ truy tố của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, từ năm 2018 đến năm 2024, hơn 50 người đă bị truy tố liên quan đến cuộc đàn áp xuyên biên giới của ĐCSTQ và khoảng 8 người có liên quan đến Iran.
Cuộc đàn áp xuyên biên giới của ĐCSTQ đă thu hút sự chú ư của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Trước đây, hầu hết bị cáo bị cáo buộc âm mưu đàn áp xuyên quốc gia đều sống ở nước ngoài, nhưng hiện nay ngày càng nhiều nghi phạm bị chính quyền Mỹ bắt giữ và truy tố kịp thời.
Hăng tin AP hôm 6/5 đưa tin các công tố viên Mỹ cho biết, một nhân viên t́nh báo của Trung Quốc đă thuê một điều tra viên tư nhân để cố gắng thu thập những thông tin xấu về một ứng cử viên người Mỹ gốc Hoa vào năm 2022, chẳng hạn như liệu ông ta có nhân t́nh hay vấn đề về thuế hay không. Bởi v́ ứng cử viên này là một thủ lĩnh sinh viên từng tham gia cuộc biểu t́nh ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Điệp viên Trung Quốc này thậm chí c̣n nói với người liên lạc rằng, anh ta sẽ không ngần ngại dùng bạo lực để ngăn cản ứng cử viên đó tranh cử.
Theo thông báo từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, một quốc gia độc tài khác là Iran đă cử các thành viên của một băng đảng tội phạm có tổ chức ở Đông Âu đến Brooklyn, New York để theo dơi nhà của một nhà báo và nhà hoạt động người Iran đang sống lưu vong ở Hoa Kỳ và lập kế hoạch thuê cả một nhóm để giết hại người này. May mắn thay, Bộ Tư pháp đă kịp thời ngăn chặn âm mưu này và đưa ra cáo buộc h́nh sự đối với những kẻ phạm tội.
Trung Quốc và Iran đàn áp xuyên biên giới
Các quan chức cấp cao của FBI nói với hăng tin AP rằng, các cuộc đàn áp xuyên biên giới này hiện phức tạp hơn, bao gồm cả việc thuê các đặc vụ nước ngoài như điều tra viên tư nhân và trùm tội phạm có tổ chức.
Những quan chức của FBI cho biết, trong khi các quốc gia toàn trị này t́m cách phô trương sức mạnh, họ cũng vô đạo đức hơn khi tham gia vào các hành vi ở nước ngoài “vi phạm nghiêm trọng ranh giới đỏ của các quốc gia khác” từ quấy rối đến bạo lực.
Những quan chức này cho biết, các đối thủ nước ngoài coi hoạt động khủng bố được tài trợ tốt là ưu tiên hàng đầu cho các cơ quan t́nh báo của họ.
Trợ lư Bộ trưởng Tư pháp, Matthew Olsen, quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của Bộ Tư pháp, cho biết: "Đàn áp xuyên quốc gia là triệu chứng của một cuộc xung đột rộng lớn hơn giữa các chế độ độc tài và các nền dân chủ. Từ góc độ địa chính trị, đây là một chủ đề luôn thay đổi đă và đang diễn ra trên thế giới trong suốt thập kỷ qua”.
Các quan chức Mỹ cho biết hai đối thủ chính là Trung Quốc và Iran. Ví dụ: Bắc Kinh đă phát triển ‘Chiến dịch Săn cáo’ để săn lùng những Hoa Kiều mà họ coi là tội phạm đang ở Hoa Kỳ, với mục tiêu buộc họ phải trở về nước để đối mặt với cáo buộc.
Theo cáo buộc của Bộ Tư pháp năm 2020 đối với nhiều đặc vụ Trung Quốc và một điều tra viên tư nhân Mỹ, một cựu quan chức chính phủ Trung Quốc sống ở New Jersey đă t́m thấy một tờ giấy bằng tiếng Trung dán trước cửa nhà ḿnh có nội dung: “Nếu ông sẵn ḷng quay về, chấp nhận mười năm ngồi tù ở Trung Quốc, vợ con ông sẽ vô sự, việc này sẽ kết thúc ở đây!”
Trước đây, việc hầu hết bị cáo bị buộc tội âm mưu đàn áp xuyên quốc gia đều ở nước ngoài, những người này bị chính phủ Mỹ bắt giữ và truy tố là điều hiếm gặp. Hiện tại, 8 người đă bị khởi tố và 5 người bị bắt trong vụ kiện năm 2020. Một thám tử tư và 2 đồng phạm người Trung Quốc sống ở Mỹ đă bị kết án.
Những người bất đồng chính kiến ở Hoa Kỳ bị ĐCSTQ quấy rối
Ông Bob Fu, một mục sư Thiên Chúa giáo người Mỹ gốc Hoa, cho biết ông đă bị chính quyền Trung Quốc sách nhiễu trên diện rộng trong nhiều năm. Đôi khi, rất đông người biểu t́nh tụ tập bên ngoài nhà của ông ở miền Tây Texas trong nhiều ngày liên tục. Hành động của họ được phối hợp cẩn thận, điều mà ông cho rằng có liên quan đến chính quyền Trung Quốc.
Tổ chức mà ông Bob Fu đang làm việc là Hiệp hội Hỗ trợ Trung Quốc, đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Trung Quốc.
Ông đă phát hiện ra rằng ai đó đă cố t́nh giả mạo danh tính của ông để đe dọa đánh bom cảnh sát, nói rằng ông định kích nổ chất nổ. Ngoài ra, những tờ rơi phỉ báng ông c̣n được phát cho hàng xóm của ông.
Ông Bob Fu cho biết, ông đă học cách đề pḥng khi đi du lịch, bao gồm yêu cầu nhân viên không đăng trước hành tŕnh của ḿnh và chuyển nhà khi có sự khuyến kích của cơ quan thực thi pháp luật.
Ông Bob Fu nói với hăng tin AP: “Tôi thực sự không cảm thấy an toàn”. Nói về việc trở về Trung Quốc, ông nói: "Tôi có thể quay lại, nhưng đó sẽ là tấm vé một chiều. Tôi chắc chắn rằng ḿnh đă nằm trong danh sách truy nă của họ (Đảng Cộng sản Trung Quốc)".
Ông Ngô Kiến Dân là cựu lănh đạo sinh viên của phong trào dân chủ Trung Quốc năm 1989. Vào năm 2020, một nhóm người biểu t́nh đă tập trung trước nhà ông ở Irvine, California và vụ quấy rối đă kéo dài hơn hai tháng.
“Họ hô khẩu hiệu và lăng mạ tôi bên ngoài nhà tôi”, ông Ngô Kiến Dân nói. “Họ c̣n diễu hành quanh khu vực lân cận nhà tôi, phân phát nhiều h́nh ảnh và tờ rơi rồi bỏ vào hộp thư của những nhà hàng xóm”.
Ông Ngô cho biết, những kẻ quấy rối bao gồm các đảng viên Đảng Cộng sản đă nghỉ hưu và con cái của họ sống ở Hoa Kỳ, các thành viên của cộng đồng người Hoa có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc và thậm chí cả những người đă chạy trốn đang t́m cách thương lượng với Bắc Kinh.
Ông Ngô nói: “Mục tiêu cuối cùng là như nhau, theo chỉ đạo của chính quyền Trung Quốc, nhiệm vụ của họ là đàn áp các nhà hoạt động dân chủ ở nước ngoài”.
Vận động viên Olympic Mỹ bị quấy rối v́ cha là tị nạn chính trị
Vào năm 2023, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đă cáo buộc hơn 30 sĩ quan cảnh sát Trung Quốc sử dụng mạng xă hội để nhắm mục tiêu vào những người bất đồng chính kiến ở Hoa Kỳ, bao gồm cả việc tạo tài khoản giả để chia sẻ video và b́nh luận quấy rối. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cũng bắt giữ hai người đàn ông Trung Quốc v́ đă thành lập đồn cảnh sát hải ngoại của Trung Quốc tại Khu Phố Tàu ở Manhattan.
Các mục tiêu bị quấy rối khác bao gồm vận động viên trượt băng nghệ thuật Olympic Mỹ, Alysa Liu và cha cô, ông Lưu Tuấn Quốc.
Ông Lưu Tuấn Quốc là cựu chủ tịch Liên đoàn sinh viên tự trị Quảng Châu và là nhân vật chủ chốt trong phong trào sinh viên ngày 4/6/1989. Ông đến Hoa Kỳ sau khi được chiến dịch Hoàng Tước Hành động (Operation Yellowbird) giải cứu và hiện là luật sư.
Vào tháng 10/2021, khi Alysa Liu, 16 tuổi, đang đại diện cho Hoa Kỳ và tập luyện để tham gia Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh vào tháng 2, các đặc vụ FBI đă thông báo trước cho ông Lưu về kế hoạch hoạt động của các đặc vụ Trung Quốc.
Cuối cùng, Alysa Liu đă tham gia Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh mà không bị can nhiễu, bởi v́ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Ủy ban Olympic Hoa Kỳ đảm bảo rằng Alysa Liu sẽ được bảo vệ chặt chẽ trong suốt cuộc thi ở Trung Quốc và ít nhất hai người sẽ được cử đến để bảo vệ cô bé mọi lúc.
Trong Thế vận hội mùa đông, Alysa Liu nói với cha rằng, cô đă bị một người lạ tiếp cận trong quán ăn tự phục vụ vào một đêm muộn sau cuộc thi trượt băng tự do, người đàn ông này đă đi theo cô và mời cô đến căn hộ của ông ta.
Dân biểu bang Illinois Raja Krishnamoorthi nói về các đặc vụ Trung Quốc bị cáo buộc: “Chúng ta không nên ảo tưởng rằng những người này là những kẻ lừa đảo hoặc những người không liên quan ǵ đến chính phủ Trung Quốc”. Ông Krishnamoorthi là thành viên Đảng Dân chủ cấp cao nhất trong Ủy ban Hạ viện về Trung Quốc.