Theo như có một thanh niên chia sẻ sau khi tham gia trải nghiệm rằng, tôi đã trượt kỳ thi Gaokao (kỳ thi đại học ở Trung Quốc) và rất suy sụp. Nhưng sau khi nô nức trả 200 nghìn đồng để được nằm trong quan tài 3 phút, tôi nhận ra đó không phải là vấn đề lớn.
Năm 2023, có khoảng 1,6 triệu người chết ở Nhật Bản, thời kỳ mà truyền thông nước này gọi là "kỷ nguyên tỷ lệ tử vong cao".
Nhưng giờ đây cái chết dường như đã trở thành một viễn cảnh ít đáng sợ hơn, khi một lễ hội kỳ lạ ở nước này được phát động kéo dài 6 ngày ở quận Shibuya của Tokyo từ ngày 13/4. Lễ hội giúp những người tham gia được thử trải nghiệm cái chết mang tên "lễ hội tử thần".
Du khách đến tham gia lễ hội sẽ khám phá thế giới bên kia bằng kính thực tế ảo, lập danh sách những mục tiêu muốn làm trước khi qua đời, nằm trong quan tài và trải nghiệm đám tang của chính mình.
Lễ hội tử thần diễn ra trong 6 ngày ở quận Shibuya của Tokyo
Khám phá thế giới bên kia
Được điều hành bởi nhóm các tổ chức có trụ sở tại Tokyo (bao gồm các tổ chức phi chính phủ, công ty truyền thông mới và những chuyên gia tang lễ), Lễ hội tử thần diễn ra ngay tại Shibuya, trung tâm sôi động của Tokyo.
Trong tiếng Nhật, số bốn có hàm ý tiêu cực do nó đồng âm với từ "cái chết". Dù vậy, ngày 14/4 được những người sáng lập lễ hội chỉ định là "Ngày Người chết".
Tham gia lễ hội, du khách có thể trả 1.100 yên (7 USD) để nằm trong quan tài 3 phút. Sau khi hết thời gian, nhân viên quản lý sẽ mở nắp quan tài và nói: "Chào mừng bạn trở lại thế giới".
Lễ hội kéo dài 6 ngày này cũng cung cấp cho du khách cơ hội khám phá thế giới bên kia bằng công nghệ thực tế ảo, tham dự các bài giảng về truyền thống mai táng của Nhật Bản và thử các món ăn lấy cảm hứng từ cái chết.
Đối đầu với cái chết
Mục đích của lễ hội là thay đổi thái độ của xã hội, giúp mọi người bớt sợ hãi, căng thẳng nếu phải đối mặt với cái chết và gắn kết với cuộc sống.
Du khách trải nghiệm nằm trong quan tài
Cuốn sách hướng dẫn tham gia sự kiện ghi rõ: "Về cốt lõi, chủ đề về cái chết soi sáng những khía cạnh của cuộc sống như tình yêu, lòng biết ơn và sự kết nối".
Nhật Bản là đất nước có tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ sinh cực thấp và dân số già hóa.
Những người sáng lập lễ hội cho biết mục đích của họ là giúp mọi người suy nghĩ lại cách sống trong hiện tại sau khi trải nghiệm cái chết.
"Nếu bạn bắt đầu chiêm nghiệm về cuộc sống từ những khoảnh khắc cuối cùng, bạn sẽ cảm nhận được một thế giới hoàn toàn mới", Nozomi Ichikawa, một trong những người sáng lập, cho hay.
Không chỉ riêng Nhật Bản
Ở thành phố Thượng Hải và thành phố Thẩm Dương của Trung Quốc cũng xuất hiện các trung tâm cung cấp "trải nghiệm cái chết" như mô phỏng các thủ tục tang lễ và hỏa táng.
"Tôi đã trượt kỳ thi Gaokao (kỳ thi đại học ở Trung Quốc) và rất suy sụp. Nhưng sau khi nằm trong quan tài, tôi nhận ra đó không phải là vấn đề lớn", một thanh niên chia sẻ sau khi tham gia trải nghiệm.
Kể từ năm 2012, hàng chục nghìn người tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã tham gia "đám tang sống", nơi họ dành khoảng 10 phút nằm trong quan tài kín.
Bên cạnh đó, ở Nhật Bản còn có lễ hội Obon, thường kéo dài ba ngày vào giữa tháng 8, bao gồm việc tôn kính tổ tiên thông qua các điệu múa Bon, một truyền thống dân gian để chào đón linh hồn người chết, thả đèn lồng và viếng mộ.
Hay lễ hội Trung Nguyên, còn được gọi là Lễ hội Ma quỷ, là một ngày lễ truyền thống ở Trung Quốc, với những người gốc Hoa ở Singapore và Malaysia nhằm xoa dịu linh hồn tổ tiên. Mọi người dâng thức ăn và thả hoa đăng xuống nước để đảm bảo các linh hồn tìm được đường về nhà.