NATO gần đây bắt đầu tập trung hơn vào mục tiêu đối phó Nga, nhưng đối mặt nhiều thách thức v́ những tranh căi chính trị và vấn đề hậu cần.
Quân đội từ 14 quốc gia thành viên NATO hồi tháng ba tập trung tại một khu rừng ở thị trấn Adazi, Latvia, để tham gia cuộc tập trận quân sự lớn nhất của liên minh kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Trọng tâm mà cuộc tập trận hướng tới là ứng phó với mối đe dọa quân sự từ Nga. Cuộc tập trận bắt đầu lúc rạng sáng với lệnh báo động: Lực lượng địch đă vượt qua biên giới giữa Nga với Latvia và đang tiến gần tới thủ đô Riga. Giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ qua nhiều kênh bộ đàm, các binh sĩ chạy đua với thời gian để đẩy kẻ thù giả định về phía khu đầm lầy, nhằm khiến xe tăng của họ sa lầy.
"Điều quan trọng nhất là thể hiện khả năng triển khai quân và sẵn sàng chiến đấu nhanh chóng để bảo vệ biên giới Latvia và NATO", đại tá quân đội Latvia Oskars Kudlis, người chỉ huy một lữ đoàn xe bọc thép hạng nặng tham gia cuộc tập trận, cho hay.
Phản ứng này yêu cầu lực lượng từ những quốc gia xa xôi như Canada và Albania phải giải quyết các vấn đề liên lạc, nắm rơ hoạt động thực tiễn trên chiến trường của nhau và phối hợp tác chiến nhiều hệ thống vũ khí.
Kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lănh thổ năm 2014, NATO đă luôn cảnh giác với t́nh h́nh biên giới phía đông. Cuộc tập trận năm nay, mang tên Pḥng thủ Kiên định 2024, nhằm gửi một thông điệp tới Moskva rằng liên minh sẵn sàng bảo vệ các thành viên của ḿnh, đặc biệt là những nước giáp Nga, trong đó có Latvia.
Sau Chiến tranh Lạnh, khác biệt về ngôn ngữ, hệ thống liên lạc và vũ khí trong NATO thường không được quan tâm v́ quân đội của họ hiếm khi cùng phối hợp chiến đấu. Thay vào đó, các thành viên luân phiên triển khai quân ngắn hạn tại Afghanistan, Iraq và những nơi khác. Trong các sứ mệnh được lên kế hoạch từ trước như vậy, mỗi thành viên NATO tự xử lư vấn đề nguồn cung thiết bị của ḿnh mà không cần phải phối hợp với các đối tác.
Giờ đây, việc chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với Nga lại trở thành ưu tiên lớn nhất của NATO, yêu cầu quân đội các nước thành viên phải biết cách phối hợp cùng nhau trên chiến trường. Trung tá quân đội Canada Jonathan Cox nhấn mạnh "khả năng ḥa nhập của các quốc gia là một thách thức lớn".
NATO, bước sang tuổi 75 vào ngày 4/4, về mặt nào đó đang trở nên mạnh mẽ hơn. Phần Lan và Thụy Điển đă gia nhập liên minh và các thành viên châu Âu của NATO đang chi tiêu nhiều hơn cho quốc pḥng. Năm nay, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, các thành viên châu Âu sẽ đáp ứng đầy đủ cam kết tài chính của họ đối với liên minh, Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg gần đây cho biết.
Nhưng liên minh đang bị cản trở bởi những tranh căi khác. Các lănh đạo NATO chưa thống nhất về việc nên tạo điều kiện cho Ukraine gia nhập khối một cách nhanh chóng hay không. Cuộc cạnh tranh cho vị trí người kế nhiệm Tổng thư kư Stoltenberg vào cuối năm nay đă gây ra mối bất ḥa giữa các thành viên lâu năm và những thành viên mới hơn từ khối Đông Âu cũ.
Và nhiều quốc gia NATO vẫn c̣n rất lâu nữa mới đạt được mức ngân sách quốc pḥng tương đương 2% GDP mà họ đă cam kết từ một thập kỷ trước. Điều này từng khiến họ trở thành mục tiêu công kích từ cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, làm dấy lên nghi ngờ về tương lai của liên minh nếu ông tái đắc cử vào tháng 11.
Cuộc tập trận Pḥng thủ Kiên định 2024, lớn nhất kể từ năm 1988, được tổ chức để phục vụ mục tiêu của NATO là chuẩn bị cho các thành viên có thể sát cánh chiến đấu trong cuộc xung đột quy mô lớn.
Sự kiện diễn ra trong 4 tháng, kết thúc vào tháng 5, tại các thao trường trải dài từ Ṿng Bắc Cực đến Biển Đen, quy tụ khoảng 90.000 binh sĩ, 1.100 phương tiện chiến đấu, 80 máy bay và 50 tàu hải quân. Đây là một trong những hoạt động quân sự mang tính quốc tế nhất của NATO trong năm nay.
Một trong những vấn đề gây chia rẽ cơ bản nhất của liên minh là khác biệt trong cách các nước thành viên nh́n nhận mối đe dọa. NATO coi chủ nghĩa khủng bố và Nga là mối đe dọa chính, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia thành viên khác dọc Địa Trung Hải lại lo ngại về xung đột khu vực, di cư bất hợp pháp hơn.
Các nhà hoạch định NATO cho rằng Nga khó có khả năng tấn công trực tiếp một quốc gia thành viên liên minh trong tương lai gần. Tuy nhiên, họ lo ngại Moskva có thể gây ra xung đột ở các nước láng giềng bằng cách kích động người Nga địa phương và coi đó là cái cớ để can thiệp.
Latvia gia nhập NATO vào năm 2004. Kể từ đó, các yêu cầu và tiêu chuẩn của liên minh đă buộc lực lượng vũ trang Latvia phải hiện đại hóa. Xe quân sự phương Tây đă thay thế các mẫu xe cũ từ thời Liên Xô tại nước này.
Trong cuộc tập trận mang tên Mũi tên Pha lê tại Latvia hồi tháng ba, nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận Pḥng thủ Kiên định 2024, một tiểu đoàn do đại tá Lavia Gaidis Landratovs đă hoạt động cùng quân đội Mỹ. Họ đóng vai lực thù địch từ quốc gia hư cấu Occacus. NATO tránh sử dụng tên của đối thủ thực sự trong quá tŕnh huấn luyện.
Trung tá Cox, đóng quân ở Latvia để giám sát nhóm chiến đấu quốc tế của NATO tại đây, là chỉ huy lực lượng pḥng thủ, gồm quân đội từ 11 quốc gia. Khi cuộc tấn công giả định bắt đầu, lực lượng của ông di chuyển và chiếm lĩnh các vị trí pḥng thủ, chờ đợi đối phương.
Nhưng những người lính nói các ngôn ngữ khác nhau gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của NATO, nhưng mức độ thông thạo không đồng nhất.
Cox cho biết hệ thống bộ đàm thường xuyên gặp trục trặc, khiến liên lạc giữa các lực lượng luôn có vấn đề, bất kể chuyện ǵ xảy ra.
Theo ông, mọi chiến dịch muốn thành công đều cần có kế hoạch đơn giản và khả năng phối hợp nhuần nhuyễn giữa các đơn vị. "Mỗi quốc gia có cách tác chiến riêng, nhưng mục tiêu và hiệu quả là như nhau đối với nhóm chiến đấu chung", Cox lưu ư.
Sự thống nhất như vậy từ lâu đă là một thách thức đối với NATO. Trong cuộc tập trận Mũi tên Pha lê, các đồng minh đă triển khai xe bọc thép LAV-6 của Canada, xe tăng của Mỹ, Đức và Ba Lan cũng như xe trinh sát CVR của Latvia nhưng do Anh sản xuất. Mỗi loại lại yêu cầu phụ tùng thay thế và quy tŕnh bảo tŕ riêng.
Tiêu chuẩn hóa những trang bị lớn là nhiệm vụ khó khăn v́ sản xuất chúng là công việc kinh doanh sinh lợi mà ít quốc gia muốn từ bỏ. Mỹ có khoảng 30 hệ thống khí tài chính như máy bay, tàu chiến và xe tăng. Ở châu Âu, nơi hầu hết các quốc gia đều bảo vệ những nhà sản xuất vũ khí của họ và thường cạnh tranh để giành được các đơn hàng xuất khẩu, các thành viên sử dụng đến 172 mẫu khí tài, theo đô đốc người Hà Lan Rob Bauer, quan chức quân sự cấp cao nhất NATO.
Các trang bị nhỏ hơn cũng có thể gặp vấn đề. Những nhà lập kế hoạch đă phải vật lộn trong nhiều năm để đảm bảo rằng các bộ đàm liên lạc bảo mật từ nhiều quốc gia NATO có thể tương thích với nhau. Thách thức này ngày càng trở nên nghiêm trọng do nhu cầu ngày càng khắt khe về mă hóa kỹ thuật số và các biện pháp chống tác chiến điện tử.
Sau Chiến tranh Lạnh, những khác biệt về mặt kỹ thuật như vậy không được quan tâm nhưng giờ đây, trong bối cảnh căng thẳng với Nga gia tăng, các thành viên NATO cần đạt được khả năng chia sẻ trang thiết bị nhiều nhất có thể, giới quan sát đánh giá.
Các nhà lập kế hoạch của liên minh đă đặt ra những tiêu chuẩn về thiết bị và nỗ lực đảm bảo rằng chúng có thể hoạt động thay thế lẫn nhau. Nhưng ngay cả đối với một trong những tiêu chuẩn cơ bản nhất của NATO là đạn pháo 155 mm, các nước thành viên vẫn sản xuất tới 14 mẫu khác nhau, Bauer nói. Một số chỉ sử dụng được cho những mẫu pháo nhất định, trong khi số khác lại không tương thích với phần mềm nhắm mục tiêu.
Rất nhiều trong gần 200 hệ thống vũ khí được cung cấp cho Ukraine đến từ các quốc gia NATO. T́nh trạng hỗn tạp này đă tạo ra cơn ác mộng về bảo tŕ và hậu cần đối với quân đội Ukraine.
Đại úy Mỹ Malcolm Edgar, chỉ huy đơn vị xe tăng Abrams và thiết giáp Bradley ở Litva, cho hay việc t́m ra cách giải quyết những khác biệt như vậy là một trong những mục tiêu quan trọng của các cuộc tập trận đa quốc gia như Mũi tên Pha lê.
"Chúng tôi không chỉ nói rằng chúng tôi có thể làm điều này cùng nhau, mà c̣n chứng tỏ điều đó là hoàn toàn khả thi", Edgar nhấn mạnh.
|
|