Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ thay đổi liên tục như hiện nay khiến nhiều người rất dễ có nguy cơ bị đột quỵ. Đặc biệt thời gian gần đây, các ca đột quỵ xuất hiện nhiều ở người trẻ.
Các ca đột quỵ xuất hiện nhiều ở người trẻ trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa: Freepik.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy với những người dưới 35 tuổi bị đột quỵ, nguyên nhân gây ra đă c̣n không c̣n chỉ là các yếu tố "truyền thống" như mắc các bệnh nền huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu, béo ph́... mà có thể do các yếu tố "phi truyền thống" như: rối loạn đông máu, đau nửa đầu hoặc các bệnh tự miễn.
Đặc biệt, đau nửa đầu là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết. Việc xuất hiện các dấu hiệu đau nửa đầu chiếm tới 25% các ca đột quỵ ở người trẻ.
V́ vậy, bác sĩ khuyến cáo, khi có cơn đau nửa đầu, người dân cần đi khám để được theo dơi, xử trí ngay, tránh nguy cơ dẫn tới đột quỵ.
Những người trẻ tuổi thường chủ quan cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi nên rất dễ bỏ qua việc thăm khám sớm tại các cơ sở y tế khi có biểu hiện của bệnh lư đột quỵ (như yếu liệt tay chân, méo miệng, nói khó…). Điều này rất nguy hiểm v́ đột quỵ cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Đột quỵ cũng không chừa bất kỳ độ tuổi nào.
Với người trẻ tuổi, để pḥng tránh đột quỵ cần h́nh thành những thói quen sinh hoạt lành mạnh như: tích cực vận động thể dục thể thao, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn, không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu…
Đặc biệt khi có các dấu hiệu đột quỵ, người trẻ cần được phát hiện sớm và đến cơ sở y tế kịp thời.
Đột quỵ thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ dưới 50 tuổi bị đột quỵ ngày càng tăng. Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ trong độ tuổi 15-49 tuổi (trên tổng số 12,2 triệu ca đột quỵ năo mới).
Ở Việt Nam, tỷ lệ người trẻ và trung niên bị đột quỵ chiếm đến 1/3 trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng đang tăng ở mức 2% mỗi năm, với số bệnh nhân là nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.