Tuyên bố của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc cải tổ chính quyền liên bang nếu đắc cử thể hiện những thay đổi lớn gây tranh căi.
Trong những lần vận động tranh cử, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump thường khiến những người ủng hộ ông reo ḥ vang dội với lời hứa sẽ "phá hủy nhà nước ngầm" nếu ông tái đắc cử.
Ông Trump trong một lần vận động tranh cử tại bang New York
Theo CNN, về bản chất, đây là lời tuyên bố sẽ thay đổi quy mô và phạm vi của chính quyền liên bang, khiến chính quyền phù hợp hơn với những ư tưởng và quan điểm của ông. Kế hoạch tiến hành những thay đổi lớn này đang gây nhiều tranh căi, khi nhiều người lo ngại về hậu quả khó lường.
Giới quan sát cho rằng nhiều khả năng ông Trump sẽ đẩy mạnh sắc lệnh hành pháp đă gặp trở ngại trước đây nếu tái đắc cử. Ông tuyên bố sẽ để "tổng thống Mỹ có thể sa thải mọi nhân viên của cơ quan hành pháp" theo ư ḿnh. Dù hơn 85% nhân viên liên bang làm việc bên ngoài Washington D.C, ông tuyên bố sẽ chuyển 100.000 vị trí ra khỏi thủ đô. "Tôi sẽ ngay lập tức ban hành lại sắc lệnh hành pháp năm 2020 của ḿnh nhằm khôi phục quyền lực của tổng thống trong việc loại bỏ những quan chức phá hoại đó", theo tuyên bố trên trang vận động tranh cử của ông Trump.
Các đồng minh của Mỹ chuẩn bị ra sao cho khả năng "Trump 2.0"?
Sắc lệnh đó được đưa ra vào cuối nhiệm kỳ trước đây của ông Trump và bị Tổng thống Joe Biden hủy bỏ ngay sau khi nhậm chức. Sắc lệnh xếp nhiều công chức vào diện "những nhân viên chính trị được bổ nhiệm" và có thể bị sa thải nếu cần. Khi đó, hơn 40 cựu quan chức lưỡng đảng chỉ trích sắc lệnh. Việc tái ban hành sắc lệnh, được gọi là Dự án 2025, được soạn thảo bởi các nhóm bảo thủ chuẩn bị cho khả năng ông Trump tái đắc cử.
Một trong những kiến trúc sư cho kế hoạch này là ông Russell Vought, cựu Giám đốc Cục Quản lư Hành chính và Ngân sách (OMB) dưới thời ông Trump. Nhân vật này đề cập kế hoạch giải thể hoặc tái tổ chức Bộ Tư pháp, Cục Điều tra liên bang (FBI) và nhiều cơ quan khác.
Nhiều tranh căi
Ông Vought cho rằng việc thay đổi nền công vụ là cần thiết v́ chính phủ liên bang "đưa ra mọi quyết định dựa trên chủ nghĩa cực đoan biến đổi khí hậu", có thể khiến đất nước "bị chia rẽ thành những kẻ áp bức và những kẻ bị áp bức".
Cựu Thủ tướng Anh Liz Truss cũng cho rằng việc cải tổ ở Mỹ là cần thiết, sau khi "sự quan liêu mập mờ" tại Anh từng ảnh hưởng những đề xuất cải cách của bà. "Nhà nước ngầm sẽ cố gắng hạ gục ông ta nhiều hơn so với nhiệm kỳ đầu", tờ Politico dẫn lời bà dự báo về trường hợp ông Trump tái đắc cử. Giả thuyết "nhà nước ngầm" đề cập tập hợp các công chức không qua bầu cử, điều khiển bộ máy quan liêu nhằm theo đuổi những chính sách, giá trị và lập trường riêng.
Trong khi đó, giáo sư hành chính công Donald Moynihan tại Đại học Georgetown (Mỹ) cho rằng kế hoạch trên của ông Trump là "mối đe dọa thực sự đối với nền dân chủ". Theo ông, nhiều vị trí công chức được bổ nhiệm dựa trên đảng phái chính trị sẽ dẫn tới "sự thay đổi lớn nhất trong lĩnh vực công của Mỹ" kể từ khi nền công vụ dựa trên thành tích, được thiết lập vào năm 1883.
"Đây là điều mà mỗi người dân cần nhận thức sâu sắc và lo lắng v́ nó đe dọa các quyền cơ bản của ḿnh", ông cảnh báo. Chủ tịch Liên đoàn Nhân viên kho bạc quốc gia Mỹ Doreen Greenwald dự báo kế hoạch của ông Trump ảnh hưởng hơn 50.000 nhân viên tại các cơ quan liên bang. C̣n theo cựu quan chức OMB Kenneth Baer, kế hoạch đó sẽ ảnh hưởng tŕnh độ chuyên môn và gây nguy cơ tham nhũng. "Hầu như tất cả các nền dân chủ phương Tây đều có một nền công vụ chuyên nghiệp không chịu trách nhiệm trước bất kỳ đảng phái chính trị nào nắm quyền", ông nhấn mạnh.
VietBF@sưu tập