Theo như WMO và Copernicus mới đây đồng loạt cảnh báo rằng, mức tăng nhiệt gần gấp đôi so với toàn cầu của châu Âu có nhiều khả năng sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng kể đối với sức khỏe con người và hoạt động kinh tế năm 2024. V́ chưa bao giờ hồi chuông cảnh báo về biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu lại gióng lên mạnh mẽ đến thế.
Theo tin tức mới nhất đăng tải ngày 23/4 của NBC News, châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất hành tinh và mức tăng nhiệt độ của nó đang tăng gần gấp 2 lần so với mức tăng trung b́nh toàn cầu.
Phát hiện mới nhất liên quan đến nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu này được 2 tổ chức giám sát khí hậu hàng đầu thế giới là Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hợp Quốc và Cơ quan khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu thực hiện và công bố hôm thứ Hai 22/4/2024.
Cụ thể, theo báo cáo chung của WMO và Copernicus, châu Âu đang nóng lên khoảng 0,4 độ C trong mỗi thập kỷ, gấp đôi mức tăng nhiệt trung b́nh toàn cầu. Điều này khiến châu Âu trở thành lục địa nóng lên nhanh nhất trên Trái đất.
Đ̣n tấn công kép từ khí hậu
WMO và Copernicus đồng loạt cảnh báo, mức tăng nhiệt gần gấp đôi so với toàn cầu của châu Âu có nhiều khả năng sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng kể đối với sức khỏe con người và hoạt động kinh tế năm 2024.
Copernicus cho biết, trước đó, những ca tử vong liên quan đến nhiệt độ ở châu Âu đă tăng ít nhất 30% trong 20 năm qua. Kể từ năm 1970, nhiệt độ cực cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra những cái chết liên quan đến thời tiết và khí hậu ở châu Âu.
Báo cáo khí hậu thường niên của châu Âu miêu tả thực tế khắc nghiệt của biến đổi khí hậu: Năm 2023 đă mang đến nỗi đau đớn với những đợt nắng nóng kỷ lục, mất sông băng, hạn hán, cháy rừng và lũ lụt cho châu Âu.
Nắng nóng khiến t́nh trạng căng thẳng về nhiệt độ có hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng. Ảnh: Photo online
Châu Âu của năm 2023 bị tấn công liên tiếp bởi các đ̣n khí hậu cực đoan, nhiều kỷ lục được xác lập: Số người bị ảnh hưởng bởi stress nhiệt nhiều nhất; nhiệt độ đại dương cao nhất; sông băng tan chảy nhiều hơn bao giờ hết trong lịch sử; và vụ cháy rừng lớn nhất từ trước đến nay ở EU.
Báo cáo ước tính thiệt hại liên quan đến thời tiết và khí hậu năm 2023 tại châu Âu lên tới 13,4 tỷ Euro (khoảng 14,3 tỷ USD), trong đó lũ lụt chiếm khoảng 81% tổng thiệt hại.
Năm 2024, mọi việc có thể tồi tệ hơn nữa.
"Châu Âu lại chứng kiến một năm nữa với nhiệt độ tăng và các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng - bao gồm căng thẳng nhiệt với nhiệt độ kỷ lục, cháy rừng, sóng nhiệt, mất băng sông băng và hiếm tuyết rơi" - Elisabeth Hamdouch, Phó giám đốc đơn vị Copernicus tại Ban điều hành EU, nhận định.
Lính cứu hỏa và t́nh nguyện viên đang nỗ lực dập tắt cánh đồng đang cháy trong trận cháy rừng ở Saronida, Hy Lạp, ngày 17/7/2023. Ảnh: Nick Paleologos / Bloomberg / Getty Images
Báo cáo chung này đóng vai tṛ bổ sung cho báo cáo khí hậu toàn cầu hàng đầu thường niên của WMO, đi kèm với cảnh báo “báo động đỏ” năm 2024 rằng thế giới chưa làm đủ để chống lại hậu quả của sự nóng lên toàn cầu.
Đối với riêng châu Âu, WMO và Copernicus cho biết lục địa này có cơ hội phát triển các chiến lược có mục tiêu nhằm đẩy nhanh quá tŕnh chuyển đổi sang các nguồn tài nguyên tái tạo như năng lượng gió, mặt trời và thủy điện để đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu.
Họ kêu gọi châu Âu tiếp tục và tăng hơn nữa nỗ lực từ năm 2023. Năm 2023, châu Âu đă tạo ra 43% điện năng từ các nguồn tài nguyên tái tạo, tăng từ mức 36% của năm liền trước. Năng lượng ở châu Âu được tạo ra từ năng lượng tái tạo nhiều hơn từ nhiên liệu hóa thạch trong năm thứ hai hoạt động.