Xung đột Nga-Ukraine ngày càng cam go, thương vong về người buộc hai bên phải phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Xung đột Nga-Ukraine vô h́nh chung trở thành cuộc so tài giữa UAV và UGV. (Nguồn: hksfgt)
Xung đột Nga-Ukraine đến nay đă kéo dài gần 26 tháng. Mỗi ngày giao tranh có thể khiến hàng trăm binh sĩ ở cả hai bên thiệt mạng cùng nhiều vũ khí bị tiêu hủy.
Con số thương vong lớn và tính toán đường dài buộc các kỹ sư Nga phải nỗ lực gấp đôi để phát triển các hệ thống điều khiển từ xa có thể thay thế những người lính trong một số nhiệm vụ nguy hiểm nhất. Đó chính là các “phương tiện mặt đất không người lái” - UGV.
Lợi thế ban đầu nghiêng về UAV
Trong khi cả Nga và Ukraine đă triển khai các phương tiện bánh xích và bánh hơi, được điều khiển bằng sóng vô tuyến cho các nhiệm vụ phi chiến đấu, th́ phải đến cuối tháng 3/2024, một mẫu UGV vũ trang của Nga mới được đưa vào sử dụng trong một cuộc tấn công lớn trên bộ.
Tuy nhiên, cuộc tấn công đầu tiên của các UGV thử nghiệm đó đă không thành công khi gặp phải đối thủ "nặng kư", thứ vũ khí được coi là nguy hiểm nhất trong xung đột ở Ukraine - các thiết bị bay không người lái (UAV).
Trong cuộc tấn công đó, các UAV thuộc Lữ đoàn cơ giới 47 của quân đội Ukraine đă phát hiện và tấn công các UGV dường như là do Nga phát triển. Đầu tiên các UAV làm bất động và sau đó tiêu diệt ít nhất 2 trong số 5 hoặc 6 robot của đối phương.
Luôn bị UAV phát hiện là vấn đề chính mà UGV phải đối mặt khi được phát triển từ pḥng thí nghiệm để trở thành vũ khí chiến đấu.
Theo nhà phân tích Samuel Bendett thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân (CAN), một tổ chức nghiên cứu ở Virginia (Mỹ), “bất cứ thứ ǵ di chuyển trên chiến trường đều bị UAV phát hiện và tấn công”. V́ vậy, cho dù những chiếc UGV tương tự các mẫu từng tham chiến vào tháng 3/2024 có thể thay thế binh sĩ trong một số nhiệm vụ thuộc quân đội Nga, th́ những robot mặt đất này không có khả năng tồn tại lâu dài.
Điều này đặt ra câu hỏi về hiệu quả chi phí. Trong khi các loại UGV rất đắt tiền th́ các UAV "giá mềm" lại được triển khai hiệu quả để săn lùng và tiêu diệt các UGV trong khoảng thời gian đầu giao tranh.
UGV cải tiến có thể thay đổi cục diện?
Người ta đă phát hiện những chiếc UGV bánh xích dài khoảng 5m do quân đội Nga bố trí quanh đống đổ nát của thành phố phía Đông Avdiivka vào tháng 3/2024. Những chiếc UGV này có h́nh dáng tương tự robot phá bom, được trang bị súng phóng lựu tự động và dường như được điều khiển trực tiếp qua sóng vô tuyến.
Chuyên gia quân sự Nga Boris Rozhin nhận định: “Là một phần của nhiệm vụ chiến đấu, một nhóm phương tiên chiến đấu không người lái đă tham gia hỗ trợ các hoạt động tấn công, đảm bảo trấn áp các vị trí của kẻ thù”.
Chuyên gia Rozhin nêu rơ các UGV đă bắn hàng trăm quả lựu đạn vào các vị trí của Ukraine. Cuộc thử nghiệm đă chứng minh rằng các UGV đang ngày càng được phát triển hơn nữa.
“Trong tương lai, những loại vũ khí như vậy sẽ t́m cho ḿnh được vị trí trên chiến trường”, ông Rozhin nói.
Tất nhiên, các UGV của Nga không đơn độc trong việc chống chọi lại các UAV của Ukraine.
Một mạng lưới các xưởng của Ukraine có thể sản xuất 100.000 UAV mang theo chất nổ và được điều khiển từ xa mỗi tháng.
Ước tính nếu các UGV của Nga giống như những chiếc UGV cổ điển Talon của Mỹ, th́ chúng có thể có giá hơn 100.000 USD/chiếc. Chính v́ vậy, câu trả lời dành cho các nhà phát triển robot quân sự, đặc biệt là các nhà phát triển Nga là làm cho các UGV trở nên nhỏ hơn và rẻ hơn.
Khi Nga bắt đầu mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, cả hai bên chủ yếu sử dụng các UAV lớn, nặng nhiều tấn, trị giá hàng triệu USD và đă đánh mất hàng chục chiếc trước lực lượng pḥng không trên mặt đất. Một năm sau, cả hai bên chủ yếu chuyển sang sử dụng các drone có thể nặng một vài kg và chỉ với giá 500 USD.
Đơn giản và rẻ tiền, những chiếc drone này hiện có mặt ở khắp mọi nơi trong xung đột ở Ukraine. Chúng hoạt động như các drone giám sát, truy quét bằng camera rẻ tiền cho đến khi người điều khiển phát hiện ra mục tiêu. Sau đó, những chiếc drone lao vào mục tiêu và phát nổ với sức công phá tương đương một quả đạn cối.
Nếu UGV có thể trở nên nhỏ, rẻ và có khả năng sát thương như drone, th́ chúng có thể có chỗ đứng trên xung đột.
Nhà phân tích Bendett dự báo: “Có khả năng các loại UGV khác được đưa vào sử dụng trong những tháng tới sẽ không phải là những thiết kế UGV lớn, phức tạp và đắt tiền”.
Thực tế cho thấy, các robot mặt đất của Nga tham gia xung đột lần đầu tiên vào tháng 3/2024 có thể là minh chứng cho một khái niệm đă lỗi thời. Những robot sau này nếu được phát triển theo hướng nhỏ hơn và rẻ hơn th́ hoàn toàn đủ khả năng thực sự thay thế binh sĩ trên quy mô lớn.