IMF cảnh báo châu Âu sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế nếu tham gia vào “cuộc chạy đua trợ cấp” với Mỹ và Trung Quốc. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào việc thu được lợi ích từ việc dỡ bỏ các rào cản nội bộ đối với thương mại của EU.
Cố gắng sao chép Đạo luật giảm lạm phát (IRA) của Mỹ, gói bao gồm 369 tỷ USD trợ cấp và tín dụng thuế cho công nghệ năng lượng sạch, sẽ vĩnh viễn loại bỏ 0,6% tổng sản phẩm quốc nội của EU, IMF cho biết trong Triển vọng kinh tế châu Âu mới nhất.
Tuy nhiên, theo ước tính, việc giảm 10% chi phí của các rào cản thương mại nội bộ EU sẽ thúc đẩy tăng trưởng dài hạn của khu vực thêm 7 điểm phần trăm.Alfred Kammer, Giám đốc IMF khu vực châu Âu, nói với Financial Times: “Là một nền kinh tế rất cởi mở, lời khuyên số một của chúng tôi dành cho châu Âu là đừng trở thành người theo chủ nghĩa bảo hộ”. Đồng thời, ông nhấn mạnh: “Chủ nghĩa bảo hộ sẽ gây tổn hại trên toàn cầu và cuộc đua trợ cấp không mang lại lợi ích cho châu Âu”.
EU chưa đề xuất một kế hoạch tương tự như IRA ở Mỹ. Tuy nhiên, Brussels đă đ́nh chỉ nhiều quy định viện trợ nhà nước sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra và năm ngoái, họ đă dọn đường cho các quốc gia đưa ra các khoản trợ cấp tương đương với các khoản trợ cấp dành cho các dự án năng lượng xanh ở nơi khác.
IMF cho biết các khoản trợ cấp bóp méo thương mại trong EU đă tăng 2/3 trong giai đoạn 2021-2023, so với 3 năm trước đó.
Báo cáo của quỹ được đưa ra trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách châu Âu đang lo lắng về việc nền kinh tế tập trung vào thương mại của khu vực đang bị siết chặt như thế nào do căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mario Draghi, cựu Thủ tướng Ư và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, người đang tiến hành đánh giá khả năng cạnh tranh của EU, cảnh báo trong một bài phát biểu: “Các khu vực khác không c̣n chơi theo luật nữa và đang tích cực đưa ra các chính sách để nâng cao vị thế cạnh tranh của ḿnh”.
Các nhà lănh đạo EU đă thảo luận các cách để thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels trong tuần này, bao gồm cả việc tăng cường hội nhập thị trường tài chính trong khu vực và tập trung giám sát. Nhưng các đề xuất này đă bị chùn bước sau sự phản đối đáng kể của đa số các nước nhỏ hơn.
Trong khi đó, các quan chức Brussels đang xem xét áp thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, vốn bị các nhà phê b́nh cho rằng được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp của nhà nước cho phép họ hạ giá các đối thủ châu Âu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng kêu gọi trợ cấp để thúc đẩy sản xuất quốc pḥng của khối.
Sự khác biệt ngày càng tăng giữa nền kinh tế Mỹ và châu Âu đă được nhấn mạnh vào đầu tuần này khi IMF nâng triển vọng tăng trưởng GDP của Mỹ trong hai năm tới nhưng lại hạ thấp dự đoán đối với khu vực đồng euro.
IMF dự báo GDP của Mỹ sẽ tăng 2,7% trong năm nay, cao hơn gấp ba lần so với mức tăng trưởng 0,8% dự kiến của khu vực đồng euro. Họ cho biết Mỹ sẽ tiếp tục phát triển vượt trội vào năm 2025 với mức tăng trưởng 1,9%, so với 1,5% ở khu vực đồng euro. Năm ngoái, khu vực đồng euro tăng trưởng 0,5%, trong khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,5%.
|