Loại ṿi rồng được tích hợp công nghệ AI của Trung Quốc được đánh giá là có khả năng phun xa hơn và chính xác hơn, ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu.
Theo EurAsian Times, các nhà nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố đă phát triển pháo phun nước “thông minh” đầu tiên trên thế giới, tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Truyền thông Trung Quốc tuyên bố rằng, loại vũ khí này do Viện nghiên cứu thiết bị hàng hải Vũ Hán phát triển, nhằm mục đích cách mạng hóa các chiến lược chiến đấu phi sát thương khi tranh chấp trên biển.
Biển Đông từ lâu đă trở thành tâm điểm căng thẳng khi nhiều quốc gia trong khu vực xảy ra tranh chấp chủ quyền. Đặc biệt, Trung Quốc là quốc gia tỏ ra rất quyết đoán trong các yêu sách của ḿnh, thường sử dụng nhiều biện pháp cứng rắn để đảm bảo quyền kiểm soát trong khu vực.
Các hệ thống phun nước truyền thống tuy mạnh mẽ nhưng lại gặp phải vấn đề về độ chính xác, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết bất lợi. Tuy nhiên, pháo nước thông minh mới được Trung Quốc phát triển đă t́m ra cách khắc phục những thách thức này bằng việc sử dụng AI và các cảm biến tiên tiến.
Được trang bị camera quang điện và cảm biến chuyển động, pháo nước thông minh của Trung Quốc có thể tự động xác định mục tiêu và điều chỉnh sức mạnh cũng như quỹ đạo của chúng trong thời gian thực. Tính năng này cho phép vũ khí duy tŕ độ chính xác ngay cả khi biển động, nơi các khẩu pháo nước thông thường thường gặp khó khăn trong việc bắn trúng mục tiêu.Trong các thí nghiệm bắn do nhóm nghiên cứu Trung Quốc thực hiện, pháo nước thông minh đă thể hiện độ chính xác vượt trội, với sai số chỉ hai mét, ngay cả trong điều kiện gió lớn và sóng cao bốn mét.
Theo Cheng Bosen, nhà khoa học đứng đầu dự án và là nhân vật nổi bật tại Viện nghiên cứu thiết bị hàng hải Vũ Hán, pháo nước điều khiển bằng AI thể hiện một bước tiến đáng kể trong công nghệ hàng hải.
Với việc Trung Quốc coi vũ khí phi sát thương là công cụ quan trọng trong việc bảo đảm quyền kiểm soát tại các vùng biển tranh chấp, việc triển khai loại ṿi rồng thông minh như vậy có thể củng cố sự hiện diện của nước này ở những vùng biển đang tranh chấp.
Tuy nhiên, việc phát triển vũ khí với sự hỗ trợ của AI, cũng đặt ra những lo ngại về nguy cơ gây ra tai nạn hoặc xảy ra căng thẳng leo thang ngoài ư muốn với các quốc gia khác.
Chiến thuật pháo nước của Trung Quốc
Bất chấp phán quyết của ṭa án quốc tế năm 2016, phủ nhận các yêu sách mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông, với lư do đường chín đoạn của nước này là bất hợp pháp, Chính quyền Bắc Kinh đă phớt lờ phán quyết, tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự trên vùng biển tranh chấp.
Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam nhiều lần phản đối các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Điều này gây ra những căng thẳng và xuất hiện t́nh trạng va chạm thường xuyên trên biển.
Trong một diễn biến đáng lo ngại được quan sát trong những tháng gần đây, hải quân Philippines đă phải đối mặt liên tục với các tàu tuần duyên Trung Quốc được trang bị ṿi rồng.
Những cuộc đụng độ này gây thiệt hại cho các tàu Hải quân Philippines, trong đó có một sự cố đặc biệt khiến kính chắn gió buồng lái bị vỡ và làm nhân viên trên tàu bị thương.
Việc sử dụng ṿi rồng của Trung Quốc phù hợp với chiến lược rộng lớn hơn của nước này là sử dụng chiến thuật “vùng xám”. Những hành động căng thẳng này nằm dưới ngưỡng chiến tranh truyền thống, nhưng đủ sức khẳng định sự thống trị và kiểm soát các vùng biển. Mặc dù không gây chết người nhưng việc sử dụng ṿi rồng có khả năng sẽ gây ra những phản ứng từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ.Bên cạnh đó, sự chênh lệch về năng lực quân sự giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á như Philippines cũng làm giảm nhẹ nguy cơ xảy ra đối đầu quân sự trực tiếp.
Nhận thức được hiệu quả của ṿi rồng trong việc gây áp lực mà không cần dùng đến lực lượng vũ trang và các vũ khí gây sát thương, Trung Quốc đă đầu tư rất nhiều vào việc phát triển và nâng cao công nghệ này.
Với lợi thế về mặt công nghệ trong thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các hoạt động nạo vét và cải tạo đất quy mô lớn, Trung Quốc đă tái sử dụng công nghệ máy bơm nước tiên tiến cho các mục đích quân sự.
Năm 2022, Trung Quốc đă đưa súng phun nước có tầm bắn vượt quá 100 mét vào danh mục kiểm soát xuất khẩu của ḿnh, tiếp tục củng cố vị thế là quốc gia thống trị trong lĩnh vực này.
Bất chấp những hành động căng thẳng, Philippines vẫn kiềm chế không trả đũa bằng ṿi rồng, lựa chọn kênh ngoại giao để giải quyết bất b́nh. Tuy nhiên, việc Trung Quốc liên tục sử dụng vũ lực làm dấy lên lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng hơn nữa.
Hiện vẫn chưa chắc chắn liệu pháo nước điều khiển bằng AI mới được phát triển có sớm ra mắt ở Biển Đông hay không, nhưng sự phát triển của nó có thể gây ra những lo ngại về sự ổn định trong khu vực.
|