Cà muối là món ăn kèm được nhiều người yêu thích, thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn món này.
Ra chợ thấy 3 loại rau này nên mua ngay: Bổ gan, sáng mắt, hỗ trợ tiêu hoá, ngừa K
Giá trị dinh dưỡng của cà pháo
100 gram cà pháo cung cấp 1,5g protein, 12mg canxi, 0,7mg sắt, 22,1 mg kali, 16mg phospho, 18mg magiê, 0,3mg kẽm. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều đồng, selen, vitamin A, C, vitamin B1, B2, PP.
Nhiều người gặp tình trạng ho do ăn cà pháo. Người ta cho rằng phần hạt cà có nhiều sợi lông nhỏ, có thể dẫn đến ho. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào công bố về tác hại này.
Cà muối là món ăn quen thuộc trên mâm cơm của người Việt.
Một đặc điểm quan trọng của cà pháo chính là nó chứa solanin gây độc. Quả cà chưa chín sẽ chứa nhiều solanin hơn cà chín.
Quả cà có thể dùng để ăn sống, luộc, xào. Cà sống có thể ăn cùng mắm tôm hoặc mắm ruốc, tuy nhiên không nên ăn nhiều món này vì cà sống chứa nhiều solanin có độc.
Cà pháo muối là món được ưa chuộng nhất. Quả cà được đem ngâm với muối và một số loại gia vị khác để lên men, cà sẽ có vị chua dùng ăn kèm trong các bữa ăn. Để nhanh được ăn, người ta có thể làm món cả muối sổi xổi.
Người không nên ăn cà muối
- Người mắc bệnh thận
Khi chức năng thận suy yếu, khả năng đào thải độc tố trong cơ thể sẽ giảm. Ăn nhiều cà muối sẽ gây ra tình trạng tăng huyết áp, tích nước dẫn tới phù nề, tăng cân ảo. Ngoài ra, ăn cà muối có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc điều trị.
- Người bị bệnh đường tiêu hóa
Những người có bụng dạ kém nên tránh ăn dưa cà muối chua vì có thể dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy, thương khản, lỵ trực khuẩn, tả...
Người bị đau dạ dày cũng không nên ăn nhiều cà muối vì món này chứa nhiều axit, có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm viêm loét dạ dày.
- Người bị cao huyết áp
Với món cà muối, người ta sẽ sử dụng một lượng muối khá lớn. Khi đi vào cơ thể, muối sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào với natri, gây tăng nước trong tế bào, làm co mạch máu và dẫn tới tình trạng tăng huyết áp. Người bị cao huyết áp ăn nhiều cà muối có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
- Người mới ốm dậy
Theo y học cổ truyền, cà pháo là thực phẩm tính hàn nên người có thể trạng hàn cần hạn chế sử dụng và cũng phải cẩn thận khi kết hợp cà pháo với các thực phẩm tính hàn. Nên sử dụng cà pháo với các thực phẩm tính ôn như tỏi, ớt, sả để cân bằng năng lượng.
Những người có cơ thể bị suy nhược, mới ốm dậy không nên ăn dưa cà muối.
- Phụ nữ có thai
Cà muối chứa nhiều muối, không tốt cho sức khỏe của bà bầu. Ngoài ra, dưa cà muối có chứa nitrit có thể kế hợp với các gốc amin trong thịt cá để tạo thành nitrosamin - một chất có hại, có thể kích thích hình thành các tế bào K.
Bà bầu ăn nhiều đồ muối chua sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đối với tử cung và thai nhi. Mặc dù không phải kiêng hoàn toàn món này nhưng mẹ bầu vẫn nên hạn chế ăn và tránh ăn cà còn xanh, cà muối xối.
Lưu ý khi ăn cà muối
Ngay cả với những người khỏe mạnh, khi ăn cà muối cũng phải chú ý một số điểm để tránh làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Khi muối cà, nên sử dụng vại gốm, sành, sứ, lọ thủy tinh. Không ăn cà muối đựng trong thùng sơn, thùng nhựa.
Không nên ăn cà muối khi đói bụng vì lượng muối và lượng axit trong cà có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, gây ra biến chứng tim mạch...
Mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50 gram dưa cà muối và ăn 2-3 lần/tuần.