Do kích thước cơ thể cùng những đặc điểm khác nhau nên trái tim của mỗi loài động vật cũng đa dạng về kích thước lẫn đặc trưng.
Loài giun thực tế không có tim. Chúng có năm phần giả bọc quanh thực quản của nó. Những bộ phận giả này không bơm máu, mà chúng ép các mạch máu để giúp lưu thông máu khắp cơ thể.
Trái tim của cá voi xanh giữ kỷ lục lớn nhất trong giới động vật sống ngày nay. Khi cá voi xanh lặn sâu xuống đại dương, nhịp tim của chúng chậm lại c̣n 4 nhịp mỗi phút, điều này giúp chúng kéo dài hơi thở trong thời gian lặn.
Trái tim của gián không tự đập. Cơ bắp trong khoang mở rộng và co lại để giúp tim gửi hemolymph đến phần c̣n lại của cơ thể.
Trái tim của loài ếch có thể đông lạnh. Tim của ếch gỗ hoàn toàn ngừng đập khi ếch bị đóng băng trong quá tŕnh ngủ đông.
Hươu cao cổ có một quả tim rất lớn, chúng nặng khoảng 12kg. Khi một con hươu cao cổ nâng đầu lên, các mạch máu trên đầu nó sẽ chuyển gần như toàn bộ máu chảy đến năo mà không tới các phần khác ở đầu như má, lưỡi hay da.
Khi ngủ đông, gấu Bắc Cực có xu hướng giảm nhịp tim để tiết kiệm năng lượng. Giấc ngủ của chúng thường không ch́m sâu. Nhịp tim giả m từ 70 lần xuống 8 lần/phút, thân nhiệt không thay đổi.
Trái tim con người thường đập 72 nhịp/phút, nhưng cùng thời gian đó, trái tim động vật như chim ruồi đập 1.260 lần trong suốt chuyến bay. Nhịp tim của chim ruồi có thể đẩy lên 1200 lần/phút, và nhịp thở của chúng là 250 lần/phút.
Cá ngựa vằn cũng là loài động vật có trái tim độc đáo. Ngoài một tâm nhĩ và một tâm thất, chúng c̣n có hai cấu trúc chưa từng thấy ở người đó là xoang tĩnh mạch và ống động mạch
Cá mút đá myxini có đến 4 quả tim. Một quả tim có nhiệm vụ bơm máu chính, trong khi ba quả tim c̣n lại đóng vai tṛ hỗ trợ. Tim của cá mút đă phân bố ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể.
Mực và bạch tuộc là loài động vật hiếm hoi sở hữu tới ba quả tim trong một cơ thể. Để duy tŕ hô hấp, mực và bạch tuộc sử dụng hai quả tim ở hai bên cơ thể để bơm oxy qua mạch máu.