Có câu “căng da bụng, chùng da mắt”, nhưng việc buồn ngủ ngay sau khi ăn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật.
Không ít người gặp phải cảm giác mí mắt nặng, buồn ngủ sau khi ăn no. Lư giải về điều này, các nhà khoa học cho rằng đó là do khi no máu dồn xuống dạ dày để tiêu hóa, lượng máu lên năo và các cơ quan khác giảm, từ đó gây mệt mỏi, buồn ngủ. Hoặc cũng có thể liên quan tới thực phẩm mà bạn dùng trong bữa ăn. Ví dụ như quá nhiều đồ ngọt, tinh bột… kích thích năo bộ sản xuất một lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh serotonin khiến ta cảm thấy buồn ngủ.
Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn, t́nh trạng buồn ngủ đến rất nhanh và mức độ nghiêm trọng ngay sau bữa ăn th́ tốt nhất nên đi thăm khám. Bởi đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả bệnh tiểu đường.
Buồn ngủ dữ dội ngay sau khi ăn xong rất có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa)
Cũng như rất nhiều người khác, cô Huang 28 tuổi (Đài Bắc, Đài Loan, Trung Quốc) luôn cho rằng phải ăn nhiều đồ ngọt mới bị tiểu đường. Cô vốn là người không hảo ngọt, rất ít khi ăn đồ ngọt hay nhiều dầu mỡ v́ sợ béo. Nhưng có một điều kỳ lạ là hễ cứ ăn xong cô sẽ thấy rất buồn ngủ, đặc biệt là sau bữa sáng.
Theo cô Huang kể lại, t́nh trạng này đă kéo dài được gần 2 năm. Lúc đầu, cô sẽ chỉ buồn ngủ khi ăn quá no hoặc cơn buồn ngủ không quá nghiêm trọng, đi lại vận động một chút là tỉnh táo. Nhưng gần đây, vừa ăn xong là cơn buồn ngủ ập tới khiến cô rất khó chống đỡ, ngay cả khi ăn ít.
Cô từng phải dừng xe nhiều lần trên đường đi làm v́ sợ ngủ gật gây tai nạn. Dù đă uống cà phê sau khi ăn nhưng cô Huang gần đây c̣n ngủ gục ngay trong cuộc họp buổi sáng quan trọng ở công ty. Đồng thời, cô nhận ra ḿnh sụt cân nhanh nên quyết định đi thăm khám.
Bác sĩ chỉ ra cô Huang không hề bị thiếu máu hay suy nhược như bản thân cô nghĩ, mà cơn buồn ngủ sau bữa ăn là do cô mắc bệnh tiểu đường tuưp 2. Cô rất ngỡ ngàng, bởi không ngờ bệnh này lại mắc ở người ghét đồ ngọt giống như ḿnh.
Bác sĩ nhắc nhở những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường
Bác sĩ Zhao Hanying, giám đốc Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng và Sức khỏe Chenguang (Đài Loan, Trung Quốc) nhắc nhở, đồ ăn hay thứ cuống ngọt không phải nguyên nhân duy nhất gây bệnh tiểu đường. Điều tra lối sống cho thấy cô Huang tiêu thụ ít món ngọt nhưng lại ăn quá nhiều tinh bột, đặc biệt là vào bữa sáng.
Ông giải thích rằng, tinh bột cũng có thể làm tăng đường huyết giống như cách các món ngọt làm. Tinh bột được sinh ra từ một phân tử glucose dài và khi nó được tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành đường. Tác hại của ăn nhiều tinh bột sẽ biểu hiện khi làm cho lượng đường trong máu tăng nhanh và sau đó lại giảm. Nếu ăn quá nhiều cũng sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân, béo ph́, tiểu đường và một số bệnh chuyển hóa khác.
Bên cạnh việc ăn quá nhiều tinh bột, cô Huang c̣n có những thói quen xấu khác thúc đẩy bệnh tiểu đường. Bao gồm ngồi lâu một chỗ nhiều tiếng mỗi ngày trong nhiều năm, rất ít khi vận động, thường ăn đồ chế biến sẵn và thức khuya kéo dài.
Về lư do bệnh tiểu đường gây ra hiện tượng buồn ngủ ngay sau khi ăn, bác sĩ Zhao Hanying giải thích rằng khi no th́ các thụ thể insulin trong tế bào ngừng nhận insulin và lượng glucose dư thừa sẽ tích tụ trong máu. Ngoài ra, tuyến tụy c̣n cố gắng sản xuất nhiều insulin hơn, nếu cứ tiếp tục ṿng luẩn quẩn, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động quá tải, dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ.
Ngoài t́nh trạng này, ông nhắc nhở c̣n một số dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường dễ bị bỏ qua như:
- Khô miệng và hay khát nước, ngay cả khi uống nhiều.
- Nhanh đói và mệt.
- Đi tiểu nhiều bất thường, tiểu đêm.
- Ngứa da khó hiểu.
- Nhiễm trùng nấm men.
- Vết cắt, loét lâu lành.
- Sụt cân khó hiểu.
- Thị lực giảm, khô mắt.
Tuy nhiên, bệnh tiểu đường cũng được chia làm nhiều tuưp khác nhau với các cách điều trị, chế độ ăn uống khác nhau. V́ vậy, khi có các dấu hiệu bất thường, tốt nhất là nên đi thăm khám sớm nhất có thể. Bởi tiểu đường có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nhưng lại là bệnh mạn tính chưa có phương pháp điều trị dứt điểm.
VietBF@ Sưu tập