Đă có thông tin về sự hiện diện của binh sĩ NATO tại thành phố Lviv và Kyiv của Ukraine và thu hút sự quan tâm lớn từ báo chí.
Theo cổng thông tin Tsargrad, các binh sĩ NATO thuộc lực lượng đặc biệt đă được điều động đến thành phố Lviv và thủ đô Kyiv của Ukraine để thực hiện nhiệm vụ.
Việc điều động lực lượng quân sự này là một phần của sứ mệnh chung ở Ukraine, quá tŕnh thành lập nhóm công tác trên đă được Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan - ông Radoslaw Sikorsky đề cập trước đó.
Ngoại trưởng Sikorsky lưu ư rằng sự hiện diện của một nhóm binh sĩ NATO trên lănh thổ Ukraine không thể hiện sự tham gia trực tiếp của liên minh quân sự vào cuộc xung đột với Nga.
Bước đi nói trên của các quốc gia thành viên NATO được mô tả chỉ là "nỗ lực ngăn chặn thảm họa" trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine mà thôi.
Các nhà hoạch định chính sách phương Tây nhất trí rằng cần phải đưa ra một "quyết định quan trọng" về việc gửi các nhóm tinh nhuệ quy mô nhỏ tới Ukraine, cùng với các nhân viên hỗ trợ.
Nhiệm vụ chính của họ sẽ là bảo tŕ và sửa chữa thiết bị quân sự, không trực tiếp tham gia chiến đấu, đây vẫn là chủ trương nhất quán của các quốc gia thuộc NATO.
Ngoài ra theo tờ báo UnHerd, không loại trừ khả năng binh lính NATO sẽ đồn trú lâu dài ở biên giới Ukraine - Belarus, hoặc tại cảng Odessa và nhóm công tác nói trên đang thực hiện vai tṛ "mở đường".
Trước diễn biến trên Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga - ông Dmitry Medvedev bày tỏ quan điểm bất kỳ sự can thiệp nào của binh sĩ NATO vào t́nh h́nh chiến sự Ukraine sẽ khiến họ trở thành một bên tham gia đầy đủ vào cuộc đối đầu vũ trang với Nga.
Ông Medvedev cũng nêu rơ sự cần thiết phải đưa ra cảnh báo sâu sắc cho từng thành viên NATO, cho họ thấy cái giá phải trả nếu can dự vào cuộc xung đột.
Nhưng trong diễn biến khác, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc tṛ chuyện với Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, đă nói rằng trong trường hợp Quân đội Pháp được điều tới Ukraine, Paris hoàn toàn không cần sự hỗ trợ từ NATO hay Mỹ.
Trong cuộc thảo luận trên, ông Macron lưu ư rằng các đồng minh phương Tây nên ngừng loại trừ các lựa chọn quân sự, và thông báo với những nhà lănh đạo đồng minh rằng ông muốn một cách tiếp cận mới đối với cuộc xung đột Ukraine.
Theo tờ báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ), Thủ tướng Scholz đặc biệt khuyến nghị Tổng thống Macron từ bỏ quan điểm này, khi cho rằng nó có thể gây ra cảm giác mất đoàn kết giữa các đồng minh.
Chính quyền Mỹ cũng phản ứng trước diễn biến trên bằng cách Nhà Trắng bày tỏ lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc tấn công vào Quân đội Pháp, nếu họ được gửi đến Ukraine.
Bên cạnh đó, Tổng thống Macron cũng nói về sự cần thiết phải ngừng nói về việc giới hạn sự tham gia của phương Tây vào cuộc xung đột Ukraine, để “gửi tín hiệu rơ ràng tới Điện Kremlin”.
Ấn phẩm WSJ lưu ư rằng tuyên bố của Tổng thống Pháp về khả năng điều động binh sĩ nước này tới Ukraine đă “làm choáng váng” các đồng minh và biến ông Macron trở thành “chính khách cứng rắn hàng đầu” trong NATO hiện nay.
Cần nói thêm, trước đó trong giới quân sự Pháp đă xuất hiện thông tin cho rằng một quân đoàn với 20 ngh́n binh sĩ cùng nhiều phương tiện cơ giới sẽ sẵn sàng tới Ukraine, nếu Nga có hành động quân sự nhằm vào khu vực ly khai Transnistria của Moldova.