Theo như Trung Quốc đang cân nhắc sử dụng đến "công cụ tiền tệ cuối cùng" để cứu văn t́nh h́nh kinh tế, sau khi đề xuất của ông Tập Cận B́nh là con dao hai lưỡi. Một mặt biện pháp này cho phép kích cầu nhờ lăi suất chỉ đạo ngân hàng được hạ xuống thấp. Mặt khác, lăi suất thấp cũng có nhiều bất lợi cho Trung Quốc nhất là khi mà suất ngân hàng ở Mỹ, châu Âu đang tăng lên cao.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. REUTERS - FLORENCE LO
Tăng trưởng chậm tại và khủng hoảng địa ốc kéo dài khiến Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc liên tục giảm lăi suất, "bơm thêm" thanh khoản để khuyến khích tiêu thụ và đầu tư. Những biện pháp "truyền thống" dường như chưa đủ mạnh. Bắc Kinh cân nhắc sử dụng đến "công cụ tiền tệ cuối cùng" để cứu văn t́nh h́nh.
« Mua lại công trái phiếu » của chính phủ là ǵ ? Hiệu quả đến đâu và tại sao giới trong ngành thận trọng với « công cụ tiền tệ này » ngay cả khi đă được chủ tịch Trung Quốc đă gợi ư ? RFI tiếng Việt mời chuyên gia về tiền tệ và ngân hàng, Victor Lequillerier, đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn BSI Economics, Paris, trả lời các câu hỏi trên.
Nhật báo Hồng Kông ngày 28/03/2024 nhắc lại tuyên bố từ tháng 10/2023 của ông Tập Cận B́nh là « cần sử dụng triệt để hơn và mở rộng các công cụ tiền tệ », đă đến lúc « Ngân Hàng Trung Ương từng bước mở rộng các khoản giao dịch công trái phiếu trên thị trường mở ». Từ đó đến nay, chỉ thị này vẫn chưa được chấp hành. Thống đốc Phan Công Thắng (Pan Gongsheng) vẫn chưa mua vào công trái của chính phủ. Nhưng theo giới quan sát đấy chỉ là vấn đề thời gian, bởi Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đang chịu áp lực rất lớn để phải tính đến giải pháp đă « không được sử dụng từ hơn 20 năm qua ».
Thiếu thanh khoản hay khối lượng tiền lưu hành tăng không đủ nhanh ?
Trên đài RFI Việt ngữ, Victor Lequillerier ngạc nhiên về đề nghị của ông Tập Cận B́nh đ̣i Ngân Hàng Trung Ương sử dụng một công cụ « gây nhiều tranh căi » trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Nhưng trước hết, đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn BSI Economics, Paris phân tích v́ sao báo chí Trung Quốc nhắc lại gợi ư của ông Tập từ mùa thu 2023.
Victor Lequillirier : « Phải đặt lại bối cảnh tuyên bố này. Thực ra đề xuất đă được ông Tập Cận B́nh nêu lên từ hồi tháng 2023 nhưng từ đó đến nay Ngân Hàng Trung Ương không tỏ ra mặn mà. Vả lại, t́nh h́nh kinh tế Trung Quốc hiện tại có vẻ khả quan hơn. Tháng 10 năm ngoái, tăng trưởng bị chựng lại ; Trung Quốc bị đặt trước nguy cơ bị giảm phát ; đầu tư tăng rất chậm và đó cũng là thời điểm người ta hoài nghi về khả năng thanh toán và khả năng đi vay thêm tín dụng của một số chính quyền cấp tỉnh, cấp địa phương. Sau khóa họp Quốc Hội vào tháng 3/2024 Bắc Kinh đề ra mục tiêu 5 % tăng trưởng cho năm nay. Mục tiêu đó chỉ đạt được nếu như chính quyền trung ương tăng ngân sách chi tiêu để kích cầu (…).
Sở dĩ giờ đây báo chí Trung Quốc nhắc lại tuyên bố này của ông Tập, có lẽ công luận thực sự lo ngại là t́nh trạng tài chính của nền kinh tế thứ hai toàn cầu đang xấu đi và v́ nên vậy phải kết hợp cùng lúc hai công cụ để vực dậy kinh tế. Nghĩa là vừa phải tăng ngân sách vừa phải nới rộng các chính sách tiền tệ và phải tích cực hơn trong nỗ lực vận dụng cả hai công cụ này ».
Nhưng về cơ bản « mua lại công trái phiếu là ǵ » và trong trường hợp của Trung Quốc, giải pháp đó có hiệu quả hay không ?
Victor Lequillerier : « Áp dụng biện pháp đó có nghĩa là Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc trực tiếp hoặc gián tiếp can thiệp để thúc đẩy kinh tế. Ngân Hàng Trung Ương không bơm thêm tiền để làm tăng mức nợ công của nhà nước hay của các chính quyền địa phương. Định chế này chỉ mua lại công trái phiếu nhà nước phát hành và có thể là chúng đang do các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư … hay các chính quyền địa phương nắm giữ.
Trong trường hợp của Trung Quốc có nghĩa là chính sách tiền tệ sẽ có hiệu quả lớn hơn, một khi mà những ai đang nắm giữ công trái phiếu được bảo đảm rằng, ở bất kỳ thời điểm nào, chúng cũng có thể được hoán chuyển thành tiền mặt. Điều đó có nghĩa là lăi suất chỉ đạo ngân hàng sẽ lại càng được giảm xuống, qua đó những lăi suất tín dụng khác cũng giảm xuống theo …. Câu đặt ra là liệu rằng biện pháp mua lại công trái phiếu có thích hợp với trường hợp của Trung Quốc hiện nay hay không ? Tôi nghĩ là không : bởi v́ Ngân Hàng Trung Ương vẫn c̣n nhiều công cụ có thể sử dụng được trước khi cần phải mua lại công trái phiếu ».
Chưa cần đến giải pháp cuối cùng
Mua lại công trái phiếu cho phép nới lỏng định lượng ngân hàng, qua đó giảm lợi suất trái phiếu và kích thích kinh tế nhưng đối với Trung Quốc, th́ thứ nhất là lăi suất đă được giữ ở mức thấp và thứ hai là như chuyên gia về tài chính ngân hàng của Pháp Victor Lequillerier vừa giải thích Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc vẫn c̣n nhiều lá chủ bài trong tay trước khi phải sử dụng đến đ̣n mua lại công trái phiếu như ông Tập Cận B́nh đề xướng. Đồng sáng lập viên cơ quan tư vấn BSI Economics cho rằng trước mắt Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc chưa sử dụng hết tất cả những công cụ có sẵn trong tay :
Victor Lequillerier : « Những công cụ đó thông thường là các loại lăi suất ngân hàng, với một vài nét hơi đặc biệt của Trung Quốc. Tôi muốn nói đến lăi suất LPR, tức là lăi suất cho vay cơ bản. Ở Trung Quốc LPR có thời hạn 5 năm được xem là một lăi suất để tham khảo và từ đó ấn định lăi suất thế chấp trên thị trường. Ngoài ra c̣n có những công cụ tài chính khác như các khoản giao dịch Repo và Reverse Repo để những ai đang nắm giữ cổ phiếu hoặc công trái phiếu dễ dàng bán đi với cam kết là sẽ mua lại chúng trong một thời hạn nhất định với giá cao hơn so với giá đă bán ra ban đầu. Biện pháp này cho phép nhanh chóng huy động tiền mặt.
Công cụ thứ ba là lăi suất cho vay trung hạn MLF. Cuối cùng, Ngân Hàng Trung Ương vừa có thể điều chỉnh các loại lăi suất ngân hàng như đă nói, vừa có thể điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. Hạ thấp khoản dự trữ bắt buộc cho phép ngân hàng dễ dàng mở van tín dụng, cấp thêm vốn cho tư nhân, cho các chính quyền địa phương để thúc đẩy kinh tế. Vậy tại sao lại phải sử dụng đến chính sách « mua lại công trái phiếu » ? Trên nguyên tắc, mua lại công trái phiếu là liều thuốc sau cùng, khi « đă hết thuốc chữa ». Tuy nhiên t́nh trạng của Trung Quốc không tuyệt vọng đến như vậy bởi v́ Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục hạ lăi suất để kích cầu ».
Coi chừng lợi bất cập hại
Đề xuất của ông Tập Cận B́nh là con dao hai lưỡi. Một mặt biện pháp này cho phép kích cầu nhờ lăi suất chỉ đạo ngân hàng được hạ xuống thấp. Mặt khác, lăi suất thấp cũng có nhiều bất lợi cho Trung Quốc nhất là khi mà suất ngân hàng ở Mỹ, châu Âu đang tăng lên cao. Đồng nhân dân tệ bị mất giá và vốn đầu tư ngoại quốc có khuynh hướng « chạy » sang nơi khác với hy vọng kiếm lời cao hơn.
Ngoài ra Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc thận trọng với giải pháp của ông Tập Cận B́nh do biện pháp mua vào công trái phiếu sẽ thổi nên những quả bóng đầu cơ khác và đó là điều Ngân Hàng Trung Ương không muốn xảy ra.
Câu hỏi cuối cùng : giải pháp huy động Ngân Hàng Trung Ương mua lại công trái phiếu có cho phép kích thích tăng trưởng của Trung Quốc và ngăn chận hiện tượng chảy máu đầu tư trực tiếp nước ngoài khỏi Hoa Lục hay không ?
Victor Lequillerier : « Ở đây có hai vấn đề : quyết định của ông Tập là nhằm tăng cường mọi khả năng để hạ lăi suất ngân hàng và bảo đảm rằng mọi tác nhân trong chuỗi kinh tế của Trung Quốc không sợ bị thiếu thanh khoản, bởi đă có Ngân Hàng Trung Ương đứng ra bảo đảm. Hệ quả kèm theo là các chính quyền địa phương có thể huy động thêm vốn để tiếp tục tài trợ các công tŕnh xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong trường hợp cần thiết, họ được trung ương, qua vai tṛ của Ngân Hàng Trung Ương cung cấp tiền mặt. Nói cách khác các cấp tỉnh, cấp vùng có phương tiện để đạt mục tiêu tăng trưởng 5 % như trung ương đă đề ra. Nhưng bên cạnh đó biện pháp này không giúp giải quyết vấn đề Trung Quốc đang để thất thoát đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hoa Lục giảm mạnh là do những chính sách kinh tế của Bắc Kinh, do môi trường cạnh tranh bất lợi cho doanh nghiệp ngoại quốc.... Thành thử biện pháp mua vào công trái phiếu không giúp Bắc Kinh đảo ngược thế cờ và lôi kéo trở lại các nguồn đầu tư của quốc tế vào Trung Quốc ».
Bên cạnh những phân tích thuần túy mang tính kỹ thuật của ngành ngân hàng đó, giới nghiên cứu cũng lưu ư rằng : Bắc Kinh đang đi t́m một « mô h́nh kinh tế mới » với « những mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng » có nghĩa là vừa phải « ổn định được những ǵ đang đem lại tăng trưởng cho Trung Quốc từ trước đến nay » (như bất thị trường nhà đất, như các công tŕnh xây dựng cơ sở hạ tầng) đồng thời phải « ồ ạt đầu tư vào các mảng công nghệ mới » (trong số này bao gồm từ trí tuệ nhân tạo đến công nghiệp sản xuất xe ô tô điện hay pin mặt trời …).
Trung Quốc ư thức được rằng lĩnh vực địa ốc, có trọng lượng tương đương với gần 1/3 tổng sản phẩm nội địa trong ba năm liên tiếp cần phải được hồi sinh. Các giới chức chính trị và kinh tế ở Bắc Kinh hiểu rơ hơn ai hết là đầu tàu tăng trưởng của Trung Quốc trong những năm sắp tới không phải là sản xuất hàng may mặc hay máy tính điện tử và kể cả những tấm pin mặt trời mà là những trang thiết bị viễn thông thế hệ mới, là bí quyết làm chủ trí tuệ nhân tạo … do vậy Trung Quốc cần rất nhiều vốn trong giai đoạn chuyển đổi sang một nền công nghệ của tương lai.
Để bảo đảm tăng trưởng cho cả các lĩnh vực truyền thống và tương lai đó mà Trung Quốc cần huy động nhiều vốn tối đa và trong thời gian ngắn nhất. Có lẽ đấy mới là chủ đích khi ông Tập huy động Ngân Hàng Trung Ương mở rộng chính sách tiền tệ.