Alan Ritchson, cựu người mẫu kiêm diễn viên "Fast X", cho biết từng bị một nhiếp ảnh gia tấn công t́nh dục.
"Ngành người mẫu chẳng khác nào môi trường buôn bán t́nh dục được hợp pháp hoá, nó để lại trong tôi những vết sẹo", Alan Ritchson - cựu người mẫu kiêm diễn viên Fast X - tâm sự trong cuộc phỏng vấn mới nhất trên Hollywood Reporter.
Người đàn ông cao 1,91 m kể từng được nhiếp ảnh gia mời chụp ảnh khỏa thân với lời hứa hẹn sẽ giúp anh trúng hợp đồng quảng cáo. Ritchson đâu ngờ rằng sau đó anh bị gă này tấn công t́nh dục. Việc liên tiếp trở thành mục tiêu quấy rối khiến anh suy sụp.
"Ngành công nghiệp này không được quản lư chặt chẽ và có một bí mật rằng nếu được thuê làm mẫu, thực chất bạn sẽ bị bán cho thợ chụp ảnh. Tôi đă nhiều lần rơi vào bẫy khủng khiếp ấy", cựu người mẫu bày tỏ.
Câu chuyện của Ritchson một lần nữa vạch trần góc khuất đen tối ở làng mốt. Theo GQ, không chỉ mẫu nữ, nhiều mẫu nam vẫn lọt vào tầm ngắm của "yêu râu xanh".
H́nh thức quấy rối quen thuộc
Theo New York Times, mẫu nam thành công là người có khả năng khơi dậy cảm xúc cho người khác. Công việc của họ ngoài catwalk c̣n phải đóng quảng cáo, chụp ảnh (gồm cả ảnh nude). "Sự khiêu khích chính là đ̣n bẩy giúp chiến dịch họ tham gia được chú ư", tờ báo viết.
Trong ngành, ranh giới giữa cảm xúc nghệ thuật và ham muốn thể xác cực kỳ mong manh. Điều này dẫn tới việc nhiếp ảnh gia vượt giới hạn mà không bị trừng phạt suốt nhiều thập kỷ.
Mario Testino - một trong những nhiếp ảnh gia tai tiếng nhất thế giới. Ảnh: Vogue.
15 mẫu nam từng làm việc cho Bruce Weber - nhiếp ảnh gia hợp tác với Calvin Klein và Abercrombie & Fitch - mô tả h́nh thức phổ biến của những kẻ quấy rối: Mời chụp ảnh khỏa thân rồi cưỡng bức ngay tại hiện trường. Thiếu riêng tư khi thay quần áo, đụng chạm không có sự đồng thuận và nhận xét khó chịu về t́nh dục cũng là những h́nh thức quấy rối thường thấy.
Một nạn nhân kể: "Bruce yêu cầu chúng tôi cởi quần áo và hướng dẫn thực hiện bài tập thở, giải toả năng lượng. Ông ấy dùng tay chạm vào người chúng tôi và cơ thể ông ấy, rồi bảo chúng tôi hăy cảm nhận 'năng lượng"'.
Người mẫu Robyn Sinclair tiết lộ bị Weber sờ vùng kín, c̣n Josh Ardolf cảm thấy bất lực trước những tṛ bệnh hoạn của nhiếp ảnh gia mà không làm ǵ được. Bởi v́ công ty quản lư đă bảo anh rằng: "Bruce là người quyền lực, từng thực hiện nhiều chiến dịch lớn".
Tương tự Weber, nhiếp ảnh gia Mario Testino từng bị 13 mẫu nam và trợ lư vạch trần thói quen biến thái như đụng chạm, ép họ thủ dâm.
Ryan Locke, người mẫu từng tham gia chiến dịch quảng cáo của Gucci, chỉ trích Testino là "kẻ săn mồi t́nh dục". Locke kể trong ngày chụp h́nh cuối cùng, anh phải tạo dáng trên giường và Testino yêu cầu toàn bộ ê-kíp ra khỏi pḥng.
"Ông ta khóa cửa lại, bắt đầu ḅ lên giường và trèo qua người tôi. Ông ta nói 'tôi là cô gái, cậu là chàng trai'. Tôi đă ném chiếc khăn tắm vào người ông ấy, mặc quần áo và bỏ ra ngoài", Locke nhắc lại trải nghiệm cay đắng.
Liên quan đến chuyện của Locke, người mẫu Jason Fedele khẳng định nếu muốn làm việc cùng Testino, các người mẫu cần chụp bộ h́nh khỏa thân tại khách sạn Chateau Marmont. Mọi công ty quản lư đều biết điều đó sẽ giúp người mẫu thăng tiến sự nghiệp.
Ryan Locke là nạn nhân của quấy rối t́nh dục. Ảnh: IMDb.
Năm 2021, trả lời phỏng vấn Yahoo Life, Barrett Pall nhớ lại lần khóc nức nở trên đường về nhà sau khi bị giở tṛ bệnh hoạn. Thay v́ im lặng, Pall tố thẳng kẻ gieo rắc nỗi đau cho anh là nhiếp ảnh gia Rick Day. Trước đó, Day cũng bị tố quấy rối mẫu nam Kai Braden, cặp song sinh Zach và Michael Zakar.
Tự bảo vệ chính ḿnh
Nghiên cứu của New York Post chỉ ra, cứ 6 đàn ông th́ có một người bị tấn công hoặc quấy rối. Trong môi trường thời trang, nam giới bị lạm dụng với tỷ lệ khoảng 16%, theo Model Alliance - tổ chức bảo vệ quyền lợi người mẫu.
Nhà thiết kế Tom Ford tiết lộ mẫu nam được trả cát-xê ít hơn nhiều so với mẫu nữ và họ cũng khó trở thành biểu tượng trong nghề. Sau khi tờ Boston Globe đăng bài điều tra 50 người mẫu bị nhiếp ảnh gia lạm dụng, cựu người mẫu kiêm nhà vận động Trish Goff nói: "Mẫu nam ít được tôn trọng và dễ bị bỏ qua nhất".
Tương tự Hollywood, cáo buộc xâm hại và hành hung ở làng mốt xuất hiện như "cơm bữa", nhưng cũng nhanh chóng ch́m vào quên lăng. Từ công ty quản lư, nhà thiết kế cho đến thương hiệu thời trang, họ chỉ chú trọng vào việc duy tŕ h́nh ảnh hoàn hảo hơn là kết tội kẻ xấu.
Theo New York Times, cách đây khoảng một thập kỷ, hăng thời trang và giới truyền thông quy trách nhiệm bảo vệ người mẫu cho cơ quan ban ngành. Ngược lại, cơ quan yêu cầu các thương hiệu không được thuê nhiếp ảnh gia có lịch sử tai tiếng. Do ṿng tṛn này, số lượng liên minh, tổ chức bảo vệ người mẫu được thành lập lúc ấy chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Khi làn sóng #MeToo phát triển toàn cầu, nhiều người mẫu lấy hết can đảm phơi bày góc khuất ra ánh sáng. Trên mạng xă hội, họ đăng tải những bài viết gắn kèm hashtag #MyJobShouldNotInclu deAbuse (tạm dịch: nói không với lạm dụng trong công việc) với hy vọng được bảo vệ.
Trong cuộc điều tra năm 2020, Duncan Craig - giám đốc điều hành tổ chức chống lạm dụng t́nh dục nam Survivors Manchester - liên kết với tổ chức Mankind ở Brighton và Safeline tại Warwick để bắt đầu theo dơi dữ liệu, thông tin liên quan đến các trường hợp bị quấy rối được công khai.
Họ nhận thấy sau một hoặc 2 tháng báo chí khui một vụ mẫu nam bị tấn công t́nh dục, sẽ có lượng nhỏ người trong nghề lên tiếng khẳng định bản thân là nạn nhân tương tự. Những câu chuyện của họ thường liên quan đến cùng một nhiếp ảnh gia.
Cựu người mẫu Edward Siddons cho biết giới mẫu từng không được đào tạo về những hành vi được chấp nhận và không được chấp nhận, và thậm chí họ không có vốn từ vựng để diễn đạt trải nghiệm cá nhân.
Nhưng sau hơn 10 năm điều hành tổ chức chống lạm dụng, Craig nhận thấy t́nh h́nh đă khác. Ông hiểu được tầm quan trọng của việc diễn đạt ngôn ngữ chống quấy rối và phối hợp với nhiều liên minh trong việc hướng dẫn nam giới cách tŕnh bày suy nghĩ khi được yêu cầu hăy lên tiếng.
VietBF@ sưu tập