Một cuộc cách mạng thầm lặng đang triển khai ở một số nước như Mỹ và Úc nhằm giải quyết thách thức biến đổi khí hậu - hiện tượng nắng nóng khắc nghiệt.Theo trang CNBC, Chính quyền thành phố ở Mỹ và Úc đă bổ nhiệm một số giám đốc cơ quan quản lư nhiệt (CHO) trong những năm gần đây để chuẩn bị cho người dân đối phó với những đợt nắng nóng ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng.Bà Eleni Myrivili, Giám đốc Cơ quan quản lư nhiệt (CHO) của Liên Hiệp Quốc và từng là cựu phó thị trưởng Athens nhận định hiện tượng nắng nóng khắc nghiệt này có thể ví như kẻ giết người thầm lặng.
Bà Myrivili tin rằng nắng nóng khắc nghiệt thường bị bỏ qua v́ mọi người thường cho rằng thiếu kịch tính hơn so với việc mái nhà bị tốc mái hoặc đường phố biến thành sông trong những trận lũ lụt. Tuy nhiên, sự thật c̣n khủng khiếp hơn vậy.
"Nắng nóng, tôi tin rằng, đó sẽ là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng số một mà chúng ta sẽ phải giải quyết trong thập kỷ tới. Và chúng ta cần chuẩn bị cho điều đó ngay bây giờ", bà Myrivili nhấn mạnh.
Nắng nóng khắc nghiệt là "kẻ giết người hàng đầu" liên quan đến thời tiết ở Mỹ. Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho thấy hơn 1.700 ca tử vong là do các nguyên nhân liên quan đến nhiệt độ vào năm 2022, gần gấp đôi so với cách đây 5 năm. Các nhà nghiên cứu cho biết đây có thể là những thống kê thận trọng.
CDC cũng định nghĩa nhiệt độ cực cao xảy ra vào mùa hè, nóng hơn đáng kể và/ hoặc ẩm hơn mức trung b́nh.
Người lớn tuổi, trẻ nhỏ và những người mắc bệnh măn tính được coi là những đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt cao nhất, chẳng hạn như kiệt sức v́ nóng hoặc đột quỵ do nhiệt. CDC cảnh báo rằng ngay cả những người trẻ và khỏe mạnh cũng có thể bị ảnh hưởng.
Thành phố Miami (Mỹ)
Ông Jane Gilbert, được bổ nhiệm làm Giám đốc Cơ quan quản lư nhiệt vào năm 2021 và chịu trách nhiệm giám sát hiện tượng khí hậu ở quận đông dân nhất của Florida là Miami-Dade.
"Tỷ lệ thâm nhập [điều ḥa không khí] tương đối cao, nhưng với nhiệt độ ngày càng tăng đă khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt. Máy điều ḥa có thể tiêu tốn hơn 50% hóa đơn tiền điện", ông Gilbert nhấn mạnh.
Là một đô thị ven biển ở miền nam nước Mỹ, thành phố Miami được đánh giá dễ bị tổn thương trước mực nước biển dâng và băo. Theo ông Gilbert, các cuộc khảo sát do cộng đồng chủ tŕ đă xác định nắng nóng khắc nghiệt là mối lo ngại cấp bách nhất về khí hậu. Trong 6 tháng/năm, nhiệt độ ở thành phố Miami gần như vượt quá 90 độ F (32,2 độ C) mỗi ngày, gây ra vấn đề đặc biệt lớn đối với những người làm việc ngoài trời.
Để giúp giảm thiểu rủi ro cho dân số 2,7 triệu người của quận, kế hoạch hành động của nhóm ông tập trung vào việc thông báo và chuẩn bị cho người dân trước t́nh trạng nắng nóng khắc nghiệt, hỗ trợ người dân làm mát ngôi nhà với giá cả phải chăng hay làm mát các khu dân cư cộng đồng để giải quyết cái gọi là "hiệu ứng đảo nhiệt".
Trên thực tế, các biện pháp này bao gồm các chiến dịch tiếp thị quy mô rộng theo nhóm nhân khẩu học được cho là có nguy cơ cao nhất, làm việc với các nhóm quản lư t́nh trạng khẩn cấp và dịch vụ thời tiết quốc gia để cập nhật các cấp độ tư vấn và cảnh báo.
Kế hoạch lắp đặt 1.700 thiết bị điều ḥa không khí hiệu quả trong nhà ở công cộng và đảm bảo rằng nhà ở giá rẻ mới cần có hệ thống làm mát hiệu quả nhất, chẳng hạn như mái nhà mát mẻ và sẵn sàng sử dụng năng lượng mặt trời để giảm chi phí tiện ích.
"Chúng tôi muốn giải quyết nguyên nhân cốt lơi của vấn đề này trong khi vẫn giúp mọi người thích nghi với nhiệt độ cao", ông Gilbert nói.
Thành phố Melbourne, Úc
Tiffany Crawford, đồng Giám đốc cơ quan quản lư nhiệt của Melbourne cũng cho rằng nắng nóng khắc nghiệt đă giết chết nhiều người ở Úc hơn so với những hiện tượng khí hậu khác như cháy rừng, lũ lụt và băo.
Crawford, người làm việc cùng với Krista Milne với tư cách là CHO của Melbourne, cũng nói rằng quy mô thực sự của số ca tử vong và bệnh tật liên quan đến nhiệt độ thường không rơ ràng cho đến khi các cơ quan y tế xem xét kỹ lưỡng lại dữ liệu nhập viện và xe cứu thương.
Với dân số khoảng 5 triệu người, thành phố Melbourne ở phía đông nam nước Úc nổi tiếng với khí hậu ôn ḥa nhưng ông Crawford cho biết thành phố này thường phải hứng chịu những đợt nắng nóng mùa hè kéo dài trong vài ngày.
"Có gió cực bắc thổi rất dữ dội. Tôi đi ra ngoài và cảm giác giống như ai đó đă để cửa ḷ nướng hoặc máy sưởi bật suốt đêm mà quên tắt", ông Crawford nói.
Một số biện pháp can thiệp ngắn hạn đă được thực hiện ở thành phố Melbourne bao gồm kéo dài thời gian hoạt động của thư viện công cộng và hồ bơi, đồng thời tung ra bộ dụng cụ làm mát như chai nước, khăn lau cổ và quạt kiểu cũ.
Trong tương lai, ông Crawford cho biết thành phố đang lập kế hoạch xây dựng "các tuyến đường thú vị", giúp người dùng điều hướng đi thành phố bằng cách tận dụng bóng râm hoặc mái che hiện có.
"Ở Úc, nắng nóng là thứ luôn tồn tại và chúng ta sẽ tiếp tục sống chung với nó, nhưng chính những biến số đó, giống như bất kỳ phản ứng khí hậu nào, chúng ngày càng trở nên rơ rệt hơn. Chúng ta cần lên kế hoạch cho việc đó," ông Crawford nhấn mạnh./.
|