Nga và phương Tây đổ lỗi lẫn nhau về vụ tấn công nhà hát Crocus, khoét sâu thêm chia rẽ giữa các cường quốc trong nỗ lực chống khủng bố toàn cầu.
4 tay súng ngày 22/3 tấn công khủng bố vào rạp hát Crocus City Hall ở ngoại ô thủ đô Moskva làm ít nhất 144 người thiệt mạng, hơn 300 người bị thương và gần 100 người mất tích, trở thành thảm kịch đẫm máu nhất ở Nga trong hơn hai thập kỷ qua.
Ngay sau vụ tấn công, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev ám chỉ khả năng "những kẻ tấn công liên quan chính quyền Ukraine". Giới chức Kiev phản pháo, cáo buộc Nga t́m cách "khuấy động tâm lư bài Ukraine và tạo cớ để tăng cường huy động quân cho chiến dịch" ở nước này.
ISIS-K, chi nhánh tại Afghanistan của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng Nga không xác nhận. Tổng thống Vladimir Putin ngày 25/3 nói thủ phạm là "các phần tử Hồi giáo cực đoan", nhưng c̣n nhiều câu hỏi chưa được làm sáng tỏ về vai tṛ của Ukraine.
Khi Nga kiên quyết cho rằng Ukraine có vai tṛ nào đó trong vụ tấn công, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris lên tiếng khẳng định Kiev không liên quan, nhấn mạnh ISIS-K là thủ phạm. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga ngay sau đó cáo buộc Mỹ bao che Ukraine, cho rằng IS không đủ khả năng để thực hiện vụ tấn công quy mô lớn ở Nga.
Giới chức Mỹ cho hay từ đầu tháng 3, họ đă cảnh báo Nga nhiều lần về nguy cơ "những kẻ cực đoan sắp thực hiện một vụ tấn công", nhưng Moskva đă không lưu tâm và không có các biện pháp ứng phó phù hợp. Đại sứ Nga tại Washington cho biết Mỹ không cung cấp thông tin cụ thể nào cho nước này.
Theo Global Times, vụ tấn công nhà hát Nga một lần nữa cho thấy chủ nghĩa khủng bố vẫn hiện hữu và đe dọa thế giới, đồng thời phản ánh những vấn đề sâu xa trong nỗ lực hợp tác ứng phó chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đặc biệt là trao đổi thông tin t́nh báo giữa các cường quốc.
Nếu không có trao đổi thông tin trực tiếp giữa Nga, Mỹ và các quốc gia có hệ thống t́nh báo mạnh, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố sẽ không thể phát huy hiệu quả, tờ báo b́nh luận.
Mỹ ngày 7/3 thông báo đại sứ quán nước này ở Moskva đang theo dơi thông tin không xác định về việc "những phần tử cực đoan có kế hoạch nhắm đến nơi tập trung đông người ở Moskva, bao gồm cả các buổi ḥa nhạc". Washington khuyến cáo công dân Mỹ ở Moskva tránh những địa điểm như vậy trong ṿng 48 giờ kế tiếp.
"Chúng tôi có trách nhiệm cảnh báo họ. Chúng tôi có thông tin mà họ không có", phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói. Ông lưu ư không nên coi đây là dấu hiệu cho thấy quan hệ Nga - Mỹ có đột phá hay hai bên đang chia sẻ thông tin t́nh báo.
Washington bắt đầu tập trung vào nỗ lực chia sẻ cảnh báo về các mối đe dọa sau vụ tấn công của al-Qaeda vào các đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania năm 1998. Năm 2015, giới chức Mỹ ra chỉ thị chính thức hóa nghĩa vụ cảnh báo các nước khác, nhấn mạnh cộng đồng t́nh báo "có trách nhiệm khuyến cáo công dân Mỹ và những người không phải công dân Mỹ về các mối đe dọa sắp xảy ra liên quan đến hành vi cố ư giết người, gây thương tích nghiêm trọng hoặc bắt cóc".
Mỹ cảnh báo không đồng nghĩa bên c̣n lại phải lắng nghe, đặc biệt là khi nếu họ là đối thủ của nhau. Mỹ từng đưa ra cảnh báo tương tự với giới chức Iran trước vụ đánh bom kép gần mộ tướng Iran Qassem Soleimani ở thành phố Kerman. Tuy nhiên, Tehran đă không lưu tâm và vụ khủng bố cuối cùng đă xảy ra, khiến 95 người thiệt mạng. ISIS-K đă nhận trách nhiệm về sự việc.
"Mỹ, Nga và Iran cạnh tranh nhau, nhưng IS có lư do riêng để thù ghét cả ba nước", nhà nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố tại Trung tâm Soufan, trụ sở ở New York, nói. Sau vụ tấn công, Iran cũng đổ lỗi cho Mỹ và Israel.
Sự ngờ vực được cho là lư do chính khiến Mỹ - Nga phớt lờ các cảnh báo của nhau. Điều đó đúng ngay cả với những mối đe dọa mà hai nước đều đối mặt, như IS hay al-Qaeda. Trong cuộc họp với cơ quan an ninh ngày 19/3, ba ngày trước vụ khủng bố nhà hát Crocus, Tổng thống Putin đă mô tả tuyên bố của một số quan chức phương Tây về nguy cơ xảy ra khủng bố ở Nga là "khiêu khích". Ông cho rằng động thái nhằm đe dọa và gây bất ổn cho xă hội Nga.
Các thành viên ISIS-K trong một video do nhóm đăng tải hồi năm 2020. Ảnh chụp màn h́nh
Theo Global Times, tổ chức khủng bố thường khai thác các lỗ hổng trong giám sát và thông tin t́nh báo để t́m ra mắt xích yếu nhất, tấn công bất ngờ, gây bất ổn, chia rẽ, kích động thù hận giữa các nước, tôn giáo. Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các cường quốc, c̣n cách xa mục tiêu thiết lập một mặt trận thống nhất để đối phó chủ nghĩa khủng bố.
Nỗ lực này c̣n bị xói ṃn bởi những khác biệt về cách xác định phần tử cực đoan và cách ứng phó. Do đó, thế giới chưa thể phát triển một cơ chế hiệu quả về trao đổi thông tin, dẫn đến lỗ hổng để khủng bố xâm nhập.
Giới quan sát cho rằng vụ tấn công khủng bố nhà hát Crocus nên là lời cảnh tỉnh về việc chủ nghĩa khủng bố vẫn là mối đe dọa toàn cầu. Các cường quốc cần đoàn kết và phối hợp về vấn đề an ninh hơn là chia rẽ, trên hết là xây dựng ḷng tin để ứng phó chủ nghĩa khủng bố hiệu quả hơn.
"Bất kể xảy ra ở đâu, tấn công bừa băi vào dân thường tại nơi công cộng là hành động phải bị trừng phạt nghiêm khắc. Áp dụng tiêu chuẩn kép hoặc mang mục đích chính trị trong đối phó chủ nghĩa khủng bố sẽ chỉ phản tác dụng và tạo điều kiện cho chủ nghĩa khủng bố phát triển", Xu Wenhong, nhà nghiên cứu về Nga tại Học viện Khoa học Xă hội Trung Quốc, nói.
"Những kẻ khủng bố tấn công dân thường chính là kẻ thù chung của mọi quốc gia văn minh", theo Xu. "Chỉ khi các quốc gia trên thế giới đoàn kết trong cuộc chiến này, những kẻ khủng bố mới không c̣n nơi nào để ẩn náu".