Từ thứ bị coi là tṛ đùa ngày Cá tháng Tư, sau 20 năm, đă có 1,8 tỷ người chấp nhận "tṛ đùa" đó của Google.
Từ tṛ đùa Cá tháng Tư…
Những người đồng sáng lập Google, Larry Page và Sergey Brin, rất thích những tṛ chơi khăm. Thuở mới sáng lập công ty, họ thường đưa ra những ư tưởng hài hước và kỳ quặc vào ngày Cá tháng Tư.
Có năm, Google đăng tin tuyển dụng cho trung tâm nghiên cứu Copernicus trên mặt trăng. Một năm khác, công ty cho biết họ có kế hoạch tung ra tính năng "sục sạo và đánh hơi" trên công cụ t́m kiếm của ḿnh.
Những tṛ đùa kéo dài liên tục đến nỗi mọi người cứ nghe thấy một thứ ǵ lạ là cho rằng đây chỉ là tṛ nghịch ngợm của Google. Và đó là lư do tại sao Page và Brin quyết định tiết lộ một điều mà không ai tin có thể xảy ra vào ngày Cá tháng Tư 20 năm trước.
Đó là Gmail, dịch vụ email miễn phí có dung lượng lưu trữ "khủng" - 1 GB cho mỗi tài khoản vào thời điểm đó.
Dù 1GB nghe có vẻ như chỉ là muối bỏ biển trong thời đại những chiếc iPhone 1 TB, nhưng trong buổi sơ khai của email, 1GB là dung lượng email quá khổng lồ, đủ để lưu trữ khoảng 13.500 email trước khi hết dung lượng so với chỉ 30 đến 60 email trong các dịch vụ webmail hàng đầu lúc bấy giờ do Yahoo và Microsoft điều hành.
Bên cạnh bước nhảy vọt về dung lượng lưu trữ, Gmail c̣n được trang bị công nghệ t́m kiếm của Google giúp người dùng nhanh chóng truy xuất thông tin từ email, ảnh cũ hoặc thông tin cá nhân khác được lưu trữ trên dịch vụ. Nó cũng tự động xâu chuỗi các mail và liên hệ có cùng chủ đề trở thành một cuộc tṛ chuyện duy nhất.
Cựu giám đốc điều hành Google Marissa Mayer, người đă giúp thiết kế Gmail và các sản phẩm khác của công ty trước khi trở thành Giám đốc điều hành của Yahoo, cho biết: "Mục đích ban đầu mà chúng tôi là nhắm đến ba chữ 'S" - lưu trữ, t́m kiếm và tốc độ".
Đó là một khái niệm khó hiểu đến nỗi ngay sau khi hăng tin AP xuất bản câu chuyện về Gmail vào chiều muộn ngày Cá tháng Tư năm 2004, độc giả bắt đầu gọi điện và gửi email để thông báo cho hăng tin này biết rằng họ đă bị Google lừa.
Cựu kỹ sư Google Paul Buchheit nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn gần đây với AP về những ngày đầu phát triển Gmail: "Đó là một phần của sự hấp dẫn, khi tạo ra một sản phẩm mà mọi người sẽ không tin là có thật. Nó thay đổi nhận thức của mọi người về các loại ứng dụng trong tŕnh duyệt web".
…đến cuộc cách mạng công nghệ
AP biết Google không đùa về Gmail v́ một phóng viên của AP đă đột ngột được yêu cầu đi từ San Francisco đến trụ sở chính của công ty ở Mountain View, California để chứng kiến điều ǵ đó được cho là rất đáng giá.
Sau khi đến khuôn viên "Googleplex", phóng viên AP được dẫn vào một văn pḥng nhỏ, nơi Page nở nụ cười tinh quái khi ngồi trước máy tính xách tay của ḿnh.
Page, khi đó mới 31 tuổi, đă giới thiệu hộp thư đến được thiết kế đẹp mắt của Gmail và chứng minh tốc độ hoạt động trong tŕnh duyệt web Explorer hiện đă ngừng hoạt động của Microsoft.
Ông lưu ư rằng không có nút xóa nào xuất hiện trong cửa sổ điều khiển chính v́ thứ đó không cần thiết. Gmail có bộ nhớ rất lớn và có thể t́m kiếm mọi thứ dễ dàng. "Tôi nghĩ mọi người sẽ thực sự thích thứ này," Page dự đoán.
Cũng như nhiều dự đoán khác khi ấy, Page đă đúng. Gmail hiện có khoảng 1,8 tỷ tài khoản đang hoạt động - mỗi tài khoản hiện cung cấp 15 GB dung lượng miễn phí đi kèm với Google Photos và Google Drive.
Mặc dù dung lượng lưu trữ lớn gấp 15 lần so với Gmail cung cấp ban đầu nhưng vẫn không đủ đối với nhiều người dùng ngày nay. Xu thế tích trữ kỹ thuật số email, ảnh và các nội dung là lư do tại sao Google, Apple và nhiều công ty hiện kiếm tiền từ việc bán dung lượng lưu trữ bổ sung.
Sự tồn tại của Gmail cũng là lư do tại sao các dịch vụ email miễn phí buộc phải cung cấp dung lượng lưu trữ lớn hơn rất nhiều so với cách đây 20 năm.
Gmail là người thay đổi cuộc chơi theo nhiều cách, đồng thời trở thành nền tảng đầu tiên mở rộng đế chế internet của Google ra ngoài công cụ t́m kiếm.
Sau Gmail là Google Maps và Google Docs với các ứng dụng xử lư văn bản và bảng tính. Sau đó là các kế hoạch mua lại trang video YouTube, sự ra đời của tŕnh duyệt Chrome và hệ điều hành Android hỗ trợ hầu hết điện thoại thông minh trên thế giới.
Cuốn hộ chiếu trên internet
Mặc dù ngay lập tức tạo được tiếng vang nhưng Gmail khởi đầu với phạm vi hạn chế v́ ban đầu Google chỉ có khả năng hỗ trợ một lượng nhỏ người dùng.
Buchheit cười khúc khích nói: "Khi ra mắt, chúng tôi chỉ có 300 máy chủ và toàn là những thứ đă cũ không ai c̣n dùng. Chúng tôi chỉ có đủ dung lượng cho 10.000 người, điều này nghe có vẻ hơi vô lư".
Nhưng sự khan hiếm đó đă tạo ra bầu không khí độc quyền xung quanh Gmail, thúc đẩy nhu cầu giành bằng được những lời mời đăng kư sử dụng.
Có thời điểm, lời mời mở tài khoản Gmail được bán với giá 250 USD trên eBay. Buchheit nói: "Nó giống như một loại tiền tệ xă hội, nơi mọi người sẽ đến và hỏi bạn, 'Này, tôi có được lời mời từ Gmail, bạn có muốn nhận lời mời dùng thử không?'"
Mặc dù đăng kư Gmail sau đó vài năm đă dễ dàng hơn khi Google có thêm hàng loạt trung tâm dữ liệu khổng lồ, nhưng công ty vẫn chưa chấp nhận tất cả người dùng sử dụng dịch vụ email cho đến khi "mở cửa xả lũ" như một món quà Ngày lễ t́nh nhân vào năm 2007.
Vài tuần sau, vào Ngày Cá tháng Tư năm 2007, Google công bố một tính năng mới có tên "Gmail Paper", nơi người dùng có thể lưu giữ email vào kho lưu trữ giấy của Google. Công ty sau đó sẽ in ra và gửi cho họ miễn phí. Nhưng lần này th́ Google đă nói đùa thật sự chứ không nói thật như ngày ra mắt Gmail.
Sau này, Gmail không c̣n trở thành phương tiện liên lạc phổ biến nữa, khi các nền tảng nhắn tin tức th́, mạng xă hội đă làm thay công việc đó. Khi Gmail trở nên quá chậm để liên lạc hàng ngày, email đă trở thành kênh liên lạc "chính thức" — nơi chứa những thứ bạn cần có thể t́m kiếm được hay những hồ sơ hữu h́nh.
Như tờ The Verge mô tả, Gmail giống như cuốn hộ chiếu trên Internet. Bất cứ khi nào tạo tài khoản mới cho một trang web hoặc dịch vụ, tài khoản đó sẽ được liên kết với Gmail.
Gmail giống như tấm vé truy cập tất cả các ứng dụng, dịch vụ phục vụ cho cuộc sống số của mỗi người. Nếu bị khóa hoặc quên mật khẩu, chúng ta sẽ truy cập Gmail để lấy lại. Dù thời buổi ngày nay chẳng nhiều người mở Gmail nữa nhưng mật khẩu Gmail đối với họ vẫn là mật khẩu quan trọng nhất trong cuộc đời.
VietBF@ Sưu tập