Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học International Journal of Cancer gợi ư cà phê có thể được đưa vào chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư ruột.
Công tŕnh được dẫn đầu bởi nhà dịch tễ học Abisila M. Oyelere từ Đại học Wageningen (Hà Lan), xem xét dữ liệu của 1.719 người.
Ung thư ruột - c̣n gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ 3 và gây chết người hàng thứ 2 thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Khoảng 30% bệnh nhân ung thư ruột sau khi chữa khỏi sẽ tái phát và điều này làm tăng cao nguy cơ tử vong, bên cạnh những tác động "dắt dây" khác lên sức khỏe tổng thể do căn bệnh gây nên.
V́ vậy, một chiến lược pḥng ngừa tái phát, tăng cơ hội sống c̣n của bệnh nhân ung thư ruột là điều nhiều nhà nghiên cứu y học trên thế giới theo đuổi.
Theo Science Alert, nhóm khoa học gia Hà Lan đă gợi ư một cách đơn giản và thú vị thông qua nghiên cứu: Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32% trong ṿng 6 năm sau khi khỏi bệnh.
Nếu uống nhiều hơn một chút - từ 3 đến 5 tách mỗi ngày - tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cũng giảm tới 29%. Tuy nhiên, lợi ích dường như mất dần nếu uống nhiều hơn 5 tách.
Nghiên cứu này xem xét bệnh nhân ung thư ruột từ giai đoạn I đến giai đoạn III, có nghĩa rằng cà phê tác động tốt đến bệnh nhân ung thư ruột ở mọi giai đoạn của bệnh.
Công tŕnh không xem xét chi tiết cơ chế tác động của cà phê, nhưng gợi ư rằng tác động này có thể do các hợp chất chống oxy hóa trong cà phê làm giảm stress oxy hóa ở mọi nơi trong cơ thể, tác động tích cực lên hệ vi sinh vật đường ruột từ đó ngăn ngừa khối u phát triển.
Cà phê cũng tăng cường sức mạnh của gan, cũng là một cơ chế khác cần thiết để cơ thể tự chống lại bệnh ung thư.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra cà phê có thể bảo vệ bạn chống lại ung thư da, ung thư gan, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt...
Một nghiên cứu năm 2028 của Mỹ cũng cho thấy bệnh nhân ung thư đại trực tràng uống hơn 4 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn tới 30% so với người không uống. Một nghiên cứu khác thậm chí đưa ra mức giảm nguy cơ tử vong tới 54%.
|