Chạy bộ, bơi lội, yoga, đạp xe hàng tuần giúp tăng sức bền, cải thiện chức năng phổi và sức khỏe tổng thể.
Hệ thống hô hấp bao gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản, phổi..., trong đó phổi là nơi trao đổi khí. Cơ thể trong trạng thái tĩnh cần cung cấp 0,25- 0,3 ml khí mỗi phút, khoảng 1/20 số phế nang trong phổi hoạt động có thể đáp ứng. Nếu duy tŕ trong thời gian dài, những phế nang không được sử dụng sẽ bị thoái hóa, từ đó chức năng hô hấp giảm.
Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thành Đô, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết tập thể dục giúp cải thiện năng lực hấp thu oxy và hệ thống hô hấp. Dưới đây là những môn thể thao hữu ích.
Chạy bộ
Chạy bộ hỗ trợ rèn luyện sức khỏe, tăng cường chức năng của phổi tốt nhất, theo bác sĩ Đô. Bộ môn này giúp giảm cân, thư giăn cơ bắp để cơ thể hoạt động linh hoạt hơn. Người chạy bộ thường xuyên có thể tăng khả năng hít thở và sức khỏe phổi nhờ sự phối hợp nhịp nhàng hít - thở khi chạy.
Bơi lội
Bơi giúp cơ thể tiêu hao nhiều oxy hơn, thúc đẩy phổi tăng cường hoạt động của các phế nang. Bơi lội hỗ trợ đào thải carbon dioxide (CO2) ra ngoài, từ đó giảm mệt mỏi khi vận động.
Đi bộ nhanh
Hoạt động thể chất này dễ dàng thực hiện hàng ngày, không cần gắng sức, cải thiện chức năng hô hấp và sức khỏe tim mạch từ từ. Người mắc bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính đi bộ có thể giảm khó thở. Tuy nhiên, nên đi bộ ngoài trời khi thời tiết ấm thay v́ thời tiết khô lạnh có thể khiến triệu chứng bệnh hô hấp trầm trọng hơn.
Yoga và pilates
Bác sĩ Đô cho biết yoga và pilates phù hợp cho người mắc bệnh hen suyễn. Các bài tập này tập trung điều ḥa nhịp thở, mở rộng lồng ngực, tăng cường thông khí và lưu thông máu, từ đó cải thiện chức năng hô hấp.
Yoga tập trung điều ḥa hơi thở, tốt cho người mắc hen suyễn. Ảnh: Thùy Linh
Đạp xe
Đạp xe là hoạt động cardio, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, đồng thời tăng cường cơ hô hấp và cải thiện chức năng phổi. Đạp xe không cần gắng sức liên tục, cũng không tạo áp lực quá mức lên phổi nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả vận động.
Để đạt hiệu quả tốt, người tập cố gắng thở bằng mũi không quá gắng sức, khi mệt cần giảm cường độ hoặc ngừng tập. Người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp hoặc cơ địa dễ ốm cần đeo khẩu trang để che mũi, miệng khi đạp xe trong thời tiết lạnh. Hạn chế đạp xe vào những ngày chỉ số ô nhiễm không khí cao.
Tập aerobic
Aerobic và bài tập cardio như zumba, step aerobic đ̣i hỏi nhiều năng lượng, kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian dài.
Người tập hô hấp nhanh và sâu hơn, cơ tim và cơ phổi phải làm việc mạnh hơn để cung cấp oxy đủ cho cơ thể. Từ đó giúp tăng khả năng trao đổi khí tại các mô và cơ trong cơ thể, nâng cao hiệu suất và khả năng trao đổi khí của phổi. Điều này cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi và các vấn đề liên quan đến phổi.
Nhảy dây
Môn thể thao này yêu cầu hô hấp nhanh và sâu hơn, nâng cao sức mạnh và dung tích của phổi, khả năng hấp thụ oxy và trao đổi khí.
Bác sĩ Đô lưu ư không nên tập gắng sức quá mức các bài tập trên v́ có thể gây khó thở, tức ngực, đuối sức, nhất là người có bệnh hô hấp mạn tính. T́nh trạng kéo dài làm giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu năo, ngất, mất ư thức.