Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Malaysia Anthony Loke cho biết, Công ty Ocean Infinity có trụ sở tại Mỹ dự kiến tŕnh đề xuất phương án lên cơ quan này để tiếp tục việc t́m máy bay MH370 biến mất 10 năm trước. Cụ thể:
''Ở buổi thuyết tŕnh của Ocean Infinity về phương án t́m kiếm máy bay mất tích đă được lên lịch vào đầu tháng 5 tới. Chúng tôi cần chờ xem đề xuất của họ, đó là những lĩnh vực trọng tâm để t́m kiếm cũng như các phương pháp khác. Sau đó, Bộ sẽ lập một biên bản ghi nhớ để tŕnh lên Nội các. Chúng tôi phải đảm bảo sự chấp thuận của Nội các trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào".
Bộ trưởng cho biết ông sẽ nỗ lực hết sức để thuyết phục Nội các Malaysia kư hợp đồng với Ocean Infinity để khởi động lại hoạt động t́m kiếm, dựa trên nguyên tắc "không t́m thấy, không mất tiền".
Trước đó, Ocean Infinity đă tiến hành t́m kiếm ở Ấn Độ Dương từ năm 2017 đến cuối năm 2018 cũng với nguyên tắc trên nhưng không mang lại kết quả.
Đầu tháng 3, công ty có trụ sở tại Texas cũng tuyên bố họ đă t́m thấy bằng chứng khoa học mới về vị trí cuối cùng của MH370 nhưng không công bố thông tin chi tiết.
Liên quan đến việc t́m kiếm máy bay MH370, trước đó, ngày 16/3, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nói rằng, thân nhân những người mất tích trên chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines không nên kỳ vọng bất kỳ đột phá nào liên quan tới việc t́m kiếm máy bay mất tích, Bernama đưa tin.
Trong chuyến thăm Đức, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tiết lộ với hăng tin Đức DPA rằng, quyết định của Malaysia về đề xuất t́m kiếm MH370 của Ocean Infinity có thể được đưa ra trong vài tuần tới. Tuy nhiên, các gia đ́nh không nên quá kỳ vọng.
"Tôi không muốn tạo cho họ hy vọng hăo huyền rằng, chúng tôi có thể có câu trả lời. Nhưng tôi muốn thuyết phục họ rằng, chúng tôi đang làm mọi thứ có thể" - nhà lănh đạo Malaysia nhấn mạnh.
Sẽ có 'phương pháp mới' trong việc t́m kiếm MH370?
Ngoài Ocean Infinity, một công ty khác của Mỹ là Deep Sea Vision cũng muốn tham gia t́m kiếm MH370.
Tony Romeo, phi công và cựu sĩ quan t́nh báo của Không quân Mỹ, hiện là Giám đốc điều hành của Deep Sea Vision, khẳng định với kênh truyền h́nh Úc 60 Minutes vào chủ nhật 17.3 rằng, ông tin công ty của ḿnh có khả năng tạo ra bước đột phá.
Công ty đang có kế hoạch gửi một trong những tàu tự hành dưới nước (underwater drone) của công ty, được gọi là Hugin 6000, xuống đáy đại dương để t́m kiếm chiếc máy bay mất tích. "Nó bay ở độ cao 50m so với bề mặt đáy biển để ḍ t́m" ông Romeo nhấn mạnh.
"Đôi mắt to, nh́n vào mọi thứ nó có thể nh́n thấy, hút và lưu trữ dữ liệu, quay trở lại mặt đất, chúng tôi lấy dữ liệu ra và xem lại trên máy tính chính xác như những ǵ nó quét được", ông nói.
Ông Romeo mô tả công nghệ của công ty là "không thể tin được" và có khả năng "đọc được số thẻ tín dụng dưới đáy biển" và cho rằng, tàu tự hành dưới nước đă được cải tiến của công ty có thể lùng sục khu vực gấp 4 lần những nỗ lực t́m kiếm MH370 trước đây.
Khi được hỏi liệu công ty có thể t́m thấy MH370 hay không, ông Romeo nói: "Tôi nghĩ chúng tôi có thể. Chúng tôi đă chứng minh được khả năng sử dụng thiết bị và sử dụng các kỹ thuật mới của ḿnh".
MH370 của hăng hàng không Malaysia Airlines mất tích là sự cố bi thảm xảy ra vào ngày 8/3/2014. Chuyến bay Boeing 777-200ER đang trên đường từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur ở Malaysia đến Bắc Kinh, Trung Quốc nhưng đă biến mất khỏi màn h́nh radar chưa đầy một giờ sau khi cất cánh.
Chuyến bay chở tổng cộng 239 người, trong đó có 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn.