Nga sẽ không có lợi ǵ khi rời khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong khi gần như toàn bộ hoạt động ngoại thương của Nga đều dựa trên các quy định của tổ chức này. Ông Nikolai Platonov cho biết.
“Nếu trực tiếp đánh giá các khía cạnh thương mại trong bối cảnh giả sử như Nga rời khỏi WTO th́ cần phải thừa nhận rằng những yếu tố bất lợi của động thái này sẽ lớn hơn nhiều so với lợi ích. Khi ở lại WTO, Nga có thể truyền đạt quan điểm của ḿnh đến các bên tham gia khác và góp phần vào việc thông qua những quyết định phù hợp với lợi ích của chúng ta.
Rời khỏi WTO không chỉ có nghĩa là từ bỏ khả năng tiếp cận thị trường nhiều đối tác thương mại một cách thuận lợi hơn, mà c̣n mất đi cơ hội tác động đến việc định h́nh các quy tắc thương mại đa phương, dù đó là thương mại điện tử, nông nghiệp hay điều kiện hỗ trợ ngành thủy sản".
Platonov nói thêm rằng gần như toàn bộ hoạt động ngoại thương của Nga được điều chỉnh theo các quy định của WTO, hoặc trực tiếp hoặc thông qua các hiệp định thương mại có tính chất ưu đăi, trong khi không phải đối với đối tác nào Nga hay EAEU (Liên minh kinh tế Á – Âu) cũng có hiệp định thương mại tự do.
“Theo đó, việc rời khỏi tổ chức sẽ dẫn đến thực tế là đa số các nước sẽ không c̣n bị ràng buộc với các nhà xuất khẩu Nga theo các quy tắc thống nhất chung”, - đại diện thường trực của Nga lưu ư.
“Rời khỏi tổ chức trước khi đến thời kỳ tốt nhất và tiết kiệm khoản đóng phí thành viên th́ dễ, nhưng để quay trở lại đó với những điều kiện tương tự như những điều kiện mà chúng ta đă cố gắng đạt được khi gia nhập WTO th́ gần như là việc không thể”, - ông nhấn mạnh.
Để lấy ví dụ, Platonov nhắc lại rằng chính nhờ chế độ không phân biệt đối xử được đảm bảo bởi các quy định của WTO mà xuất khẩu nông sản của Nga đă tăng 156,7%, xuất khẩu sản phẩm dệt may tăng 126,7% so với năm 2012 là năm Nga gia nhập WTO.
"Việc rút khỏi WTO có thể làm chúng ta mất đi sự đảm bảo chắc chắn về mặt pháp lư và khả năng dự đoán được trong trao đổi thương mại với các nước này. Điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và gia tăng xuất khẩu trong nước, v́ trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay, ngay cả những đối tác thân thiết với chúng ta cũng sẽ có thể bị hạn chế một cách tuyệt đối về mặt pháp lư trong việc để các sản phẩm của Nga tiếp cận thị trường của họ. Bước đi này cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến lĩnh vực sản xuất của chúng ta mà việc tiếp cận nguyên liệu và công nghệ nước ngoài có ư nghĩa quan trọng. V́ vậy, tôi hy vọng chúng ta có thể tránh được kịch bản tiêu cực”.