Cá có thịt đỏ tươi, cá mới mổ, cá lớn, sashimi... đều cần hạn chế ăn v́ chúng có thể chứa kim loại nặng, vi khuẩn.
Cá là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống, chứa nhiều dưỡng chất nên được nhiều người sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, có 4 loại cá có thể chứa formaldehyde, kim loại nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Formaldehyde là một chất độc hại, việc tiếp xúc hoặc tiêu thụ lâu dài các thực phẩm có chứa formaldehyde có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Nó không chỉ có thể gây ngộ độc cấp tính và kích ứng đường hô hấp, đường tiêu hóa mà c̣n có thể làm tăng nguy cơ ung thư ṿm họng và bệnh bạch cầu. Hơn nữa, formaldehyde c̣n là chất gây ung thư và đă được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào loại chất gây ung thư.
Các kim loại nặng sẽ ḱm hăm sự tăng trưởng và phát triển, tạo ra các tế bào ung thư, tổn thương các cơ quan và hệ thần kinh và nghiêm trọng hơn là gây ra tử vong. Việc tiếp xúc với những kim loại nặng như ch́, thủy ngân, asen... cũng có thể gây ra các bệnh tự miễn dịch và nó sẽ tự tấn công các tế bào cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các bệnh như viêm khớp dạng thấp, các bệnh về thận, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh...
Theo Aboluowang, bạn cần chú ư 4 loại cá dưới đây khi mua sắm hay tiêu thụ.
1. Cá có thịt đỏ tươi
Cá tươi có thịt màu trắng hoặc hồng nhạt, chứa nhiều histidine - một axit amin thiết yếu về mặt dinh dưỡng, cấu thành nên các chất cần thiết, cũng như tham gia vào quá tŕnh chuyển hóa của cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng thận, dẫn truyền thần kinh, bài tiết dịch vị và hệ thống miễn dịch.
Nếu cá bị ươn, thịt sẽ có màu đỏ tươi. Cá ươn rất dễ sinh sản vi khuẩn, histidine trong thịt cá bị vi khuẩn phân hủy. Sau khi cá chết, histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine và các chất có hại khác. Thịt cá chuyển màu đỏ hoặc đỏ tươi, khi mua cá nếu thấy thịt cá có màu này và có mùi lạ, bạn nên tránh xa.
2. Cá tươi mới mổ
Trên thực tế, t́nh trạng ô nhiễm môi trường hiện nay rất nghiêm trọng, ô nhiễm nguồn nước cũng rất nghiêm trọng, nhiều người cho rằng cá đánh bắt ở biển khỏe mạnh hơn cá nuôi. Nhưng dù là nuôi hay đánh bắt tự nhiên, ít nhiều mỗi môi trường cá sống đều có hàm lượng kim loại nhất định.
Đặc biệt đối với cá tươi mới giết mổ, một số chất độc hại có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ thể con người và ảnh hưởng đến sức khỏe. V́ vậy, sau khi giết mổ, cá nên để tủ lạnh từ 1 đến 2 giờ trước khi nấu.
3. Cá lớn
Những loài cá lớn đứng đầu chuỗi thức ăn về cơ bản là loài ăn thịt, chất độc trong những loài cá lớn này cao hơn nhiều so với những loài cá khác.
Hàm lượng kim loại nặng trong cá lớn vượt quá tiêu chuẩn, đặc biệt là hàm lượng thủy ngân vượt xa tiêu chuẩn mà cơ thể con người chấp nhận được nên bạn cần chú ư ăn ít.
Các loài cá ăn cỏ như cá đuôi gai, cá ngừ... không gặp phải vấn đề này nên bạn có thể ăn nhiều hơn.
4. Cá sống chưa nấu chín
Hương vị của sashimi rất ngon. Tuy nhiên, trong những món sashimi này vẫn c̣n rất nhiều kư sinh trùng và vi khuẩn, nếu không được nấu ở nhiệt độ cao, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể con người, gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. V́ vậy, v́ sức khỏe của chính ḿnh, nên hạn chế ăn sashimi.
Ăn cá thường xuyên thực sự có thể mang lại nhiều lợi ích cho con người, như nó có thể bổ sung cho chúng ta protein, cải thiện trí nhớ và thúc đẩy sự phát triển trí năo... Tuy nhiên, bạn phải hết sức thận trọng khi lựa chọn cá, không nên ăn cá có quá nhiều kim loại nặng chỉ để thỏa măn cơn thèm ăn nhất thời, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cái mất sẽ nhiều hơn cái được.